Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 7 CTST: Đề tham khảo số 1

Đề tham khảo số 1 cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN 7 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

     

            CẤP ĐỘ

 

 

NỘI DUNG

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

   

 

       VẬN DỤNG CAO

 

TỔNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

Đọc hiểu

 

Số câu: 4

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

 

Xác định thể thơ của văn bản.

 

- Lí giải lời dặn của cha “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”.

 

 

- Rút ra bài học từ lời dặn của cha với con trong bài thơ. Liên tưởng đến truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm:

1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 3.5

Tỉ lệ: 35%

 

Tiếng Việt

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

- Giải nghĩa từ “hành khất”. Lí giải tại sao tác giả lại sử dụng từ này.

- Xác định biện pháp tu từ ở khổ 1, 2 và phân tích hiệu quả nghệ thuật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Tập làm văn

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

 

 

 

 

 

 

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý. 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

 

Tổng số câu: 6

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

1.0

0.5đ

5%

 

3.0

2.5đ

25%

 

1.0

2.0đ

20%

 

1.0

5.0đ

50%

 

6.0

10.0đ

100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất                        Con chó nhà mình rất hư

Tội trời đày ở nhân gian                                 Cứ thấy ăn mày là cắn

Con không được cười giễu họ                         Con phải răn dạy nó đi

Dù họ hôi hám úa tàn.                                    Nếu không thì con đem bán.

 

Nhà mình sát đường, họ đến                           Mình tạm gọi là no ấm

Con cho thì có là bao                                      Ai biết cơ trời vần xoay

Con không bao giờ được hỏi                           Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Quê hương họ ở nơi nào.                                Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu thế nào là “hành khất”? Tại sao tác giả lại sử dụng từ này?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ 1, 2 và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4 (1 điểm): Tại sao người cha lại dặn con là “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào.”?

Câu 5 (2 điểm): Em rút ra được bài học gì từ lời dặn của cha với người con trong bài thơ trên? Bài học đó giúp em liên tưởng đến truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý. 


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: thơ 6 chữ

0,5 điểm

Câu 2

- Hành khất: người ăn xin, ăn mày.

- Tác giả sử dụng từ này để thể hiện thái độ tôn trọng của người cha với những người bị “giời đày” chẳng may phải xin ăn trên phố, đồng thời cũng thể hiện niềm đồng cảm chân thành với nỗi bất hạnh của họ. 

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

- Biện pháp tu từ ở khổ 1, 2: Điệp ngữ Con không…

- Tác dụng:

+ Tạo những câu khẳng định thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha khi căn dặn con cách cư xử với những người hành khất: không được cười nhạo những người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu cho khổ thơ.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4

Người cha dặn con Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào vì:

-  Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi có họ hàng, làng xóm,… ai cũng yêu, cũng muốn gắn bó với quê hương mình và khi đi xa thì tha thiết mong nhớ.

+  Những người hành khất không may phải lang thang xin ăn, họ vì lí do nào đó mà phải xa quê, nên khi hỏi họ về quê hương là đâm sâu hơn vào nỗi đau tha hương của họ, khiến họ xót xa hơ cho tình cảnh thực tại nghiệt ngã của chính mình.

à Qua lời dặn dò này, người cha dạy con cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 5

- Bài học rút ra từ lời dặn của cha với người con trong bài thơ trên: cần tôn trọng, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

- Bài học đó giúp em liên tưởng đến truyền thống về lòng nhân ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.

1 điểm

 

1 điểm

 

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Hình thức

 

1 điểm

 

Đảm bảo bố cục 3 phần

 

 

Trình bày sạch, theo dõi được

 

 

Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm:

+ Chọn đối tượng là một người mà em yêu quý.

+ Cảm xúc chân thành.

+ Biết dùng phương thức tự sự và miêu tả để bộc lộ cảm xúc.

 

Nội dung

 

4 điểm

a) Mở bài

- Giới thiệu về người mà em muốn bày tỏ cảm xúc.

- Nói được khái quát về cảm xúc của em dành cho nhân vật.

0,5 điểm

b) Thân bài

- Miêu tả những đặc điểm đặc trưng của nhân vật:

+ Đặc điểm ngoại hình

+ Đặc điểm tính cách (thể hiện thông qua hành động, lời nói, thái độ,…)

- Kỉ niệm đáng nhớ của em với người đó.

3 điểm

c) Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật.

- Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

0,5 điểm

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời Đề tham khảo số 1, đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 CTST, đề thi Ngữ văn 7 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo Đề tham khảo số 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác