Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Đọc mở rộng theo thể loại - Chân, tay, tai, mắt, miệng (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Đọc mở rộng theo thể loại - Chân, tay, tai, mắt, miệng (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi nghe mọi người nói; ‘Từ nay chúng tôi không làm gì để nuôi ông nữa” thì thái độ của bác Miệng như thế nào?
- A. Rất buồn phiền
- B. Rất ngạc nhiên
- C. Rất đau khổ
- D. Rất bình tĩnh
Câu 2: Ai là người đưa ra quan điểm: Cả bọn không làm gì nữa thử xem lão Miệng có sống được không?
- A. Cô Mắt
- B. Cậu Tay
- C. Bác Tai
- D. Cậu chân
Câu 3: Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn:
- A. Nhân hóa các bộ phận trên thân thể con người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- B. Ẩn dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- C. Hoán dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
- D. So sánh các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
Câu 4: Tại sao các bộ phận khác cho rằng lão Miệng là người sướng nhất?
- A. Vì lão Miệng nhai thức ăn suốt ngày
- B. Vì lão Miệng không phải làm gì cả
- C. Vì lão Miệng làm ít mà vẫn có ăn
- D. Vì lão Miệng không phải làm gì cả, chỉ ngồi ăn không
Câu 5: Truyện mang ý nghĩa gì?
- A. Mỗi cá nhân không thể tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng
- B. Sống trong cộng đồng cần có tinh thần tập thể, một người vì mọi người
- C. Cả A và B đều đúng
- D. A đúng, B sai
Câu 6: Việc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không làm việc nữa đã dẫn đến hậu quả gì?
- A. Chân, Tay, Tai, Mắt đều mệt mỏi, bơ phờ, thiếu sức lực
- B. Lão Miệng chết đói vì không có thức ăn
- C. Chân, Tay, Tai, Mắt đều được nghỉ ngơi
- D. Lão Miệng phải làm việc để nuôi sống mình
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy tóm tắt ngắn tác phẩm.
Câu 2 (2 điểm): Việc so bì đã dẫn tới hậu quả như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | A | D | C | A |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Chân, Tay, Tai, Mắt đều cho rằng mình phải làm việc vất vả còn lão Miệng chỉ việc ăn không ngồi rồi
- Họ đã quyết định đến nhà lão Miệng và bảo lão tự lo lấy mà sống, còn họ thì không làm gì nữa.
- Chỉ sau mấy ngày, họ mới nhận ra tầm quan trọng của lão miệng và quyết định tiếp tục sống hòa thuận và thân mật, không ai tị ai cả
Câu 2:
- Một ngày, hai ngày, ba ngày cả bọn đều thấy mệt mỏi, rã rời
- Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước
- Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được
=> Cả bọn lừ đừ mệt mỏi suốt bảy ngày liền
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Đọc mở rộng theo thể loại - Chân,, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Đọc mở rộng theo thể loại - Chân,, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời
Bình luận