Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 1 - Lời của cây (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Văn bản 1 - Lời của cây (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

  • A. Mối quan hệ vô cùng gần gũi, giao cảm
  • B. Mối quan hệ lạnh nhạt, thờ ơ
  • C. Mối quan hệ sâu sắc, gắn kết lâu năm
  • D. Không có đáp án

Câu 2: Biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong bài thơ là?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 3: Những hình ảnh, từ ngữ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả dành cho những mầm cây?

  • A. Tình cảm nâng niu
  • B. Tình cảm trân trọng
  • C. Tình cảm yêu thương
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Theo em, tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì dành cho những mầm cây?

  • A. Yêu thương
  • B. Nâng niu
  • C. Trân trọng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Biện pháp nhân hoá được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh điều gì?

  • A. Nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa thiên nhiên và con người
  • B. Làm gia tăng vẻ đẹp của những mầm cây đang nở rộ
  • C. Làm cho hạt mầm trở nên sinh động, có hồn; giúp nó trở nên gần gũi, thân thuộc và có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người
  • D. Làm cho người nhận cảm nhận được sức sống của những mầm cây một cách chân thực nhất

Câu 6: Điệp từ “nghe”trong bài thơ được lặp lại mấy lần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 2 (2 điểm): Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánABDDCD

2. Tự luận

Câu 1:

- Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình (tác giả):

+ Cách xưng hô của tác nhà thơ đã khẳng định điều này: “Cầm trong tay mình”

+ Gọi những đối tượng được nhắc tới bằng chính tên gọi của nó: hạt, mầm, cây, lá…

- Khổ cuối là lời của hạt mầm: Cách xưng hô và giọng điệu đã thay đổi:

+ Cách gọi trực tiếp: “Rằng các bạn ơi”

+ Lời giải thích xưng tôi: “Cây chính là tôi…”

Câu 2:

- Chủ đề: Sự trân trọng, tình yêu và gắn bó giữa con người và cây cỏ

- Thông điệp: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Văn bản 1 - Lời của cây (Đề, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 1 - Lời của cây (Đề, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác