Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A. Trong kháng chiến chống Pháp
  • B. Trong kháng chiến chống Mỹ
  • C. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh
  • D. Khi đất nước đang chiến tranh

Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát
  • B. Lục bát
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?

  • A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời
  • B. Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm
  • C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
  • D. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước

Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì?

  • A. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị
  • B. Hình ảnh sinh động, hấp dẫn
  • C. Cảnh tượng tự nhiên chân thực
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Bài thơ ra đời trong bối cảnh nào của đất nước?

  • A. Đất nước mới thống nhất, hòa bình
  • B. Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới
  • C. Kháng chiến chống Mỹ
  • D. Kháng chiến chống Pháp

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ đầu tiên, nêu tác dụng.

Câu 2 (2 điểm): Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánBCBADA

2. Phần tự luận

Câu 1:

- Thành phần tình thái: “Hình như thu đã về”

- Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét

=> Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối

Câu 2:

- Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng

+ Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng

+ “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ấm áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác