Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

  • A. Từ một mùi hương
  • B. Từ một cơn mưa
  • C. Từ một đám mây
  • D. Từ một cánh chim

Câu 2: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Điệp từ
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Nhân hóa

Câu 3: Trời đất lúc sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?

  • A. Màu sắc, hương vị
  • B. Hoạt động, âm thanh
  • C. Ca ngợi, hình hồn
  • D. Trầm tĩnh, răn dạy

Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về giọng thơ và cảm xúc của bài thơ?

  • A. Vui tươi, rộn ràng.
  • B. Buồn hiu hắt
  • C. Nhè nhẹ, man mác bâng khuâng
  • D. Trầm lắng, dìu dịu buồn

Câu 5: Sang thu bắt nguồn từ cảm xúc nào?

  • A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
  • B. Cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu
  • C. Cảm xúc về vẻ đẹp của Hà Nội
  • D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đang nhớ của dân tộc

Câu 6: Bài thơ muốn gửi đi thông điệp gì?

 

  • A. Là một thông điệp sâu sắc về sự thăng hoa và suy tàn của cuộc sống, cùng với tình yêu và kính trọng đối với đất nước.
  • B. Thiên nhiên là điều tuyệt vời của cuộc sống
  • C. Sống là cống hiến
  • D. Hãy chẫm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong bài thơ “Sang thu”, cảm xúc của nhân vật trữ tình đã được thay đổi như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánADBCBA

2. Tự luận

Câu 1:

- Cấu trúc bài thơ theo một trình tự tự nhiên hợp lý

- Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong buổi giao thời:

+ Từ chỗ lảng tránh, chưa thật dứt khoát đến chấp nhận “sang thu”

=> Sự dùng dằng của tâm tư trước sự biến thiên của quy luật thời gian

Câu 2:

- Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa”

- Giải thích:

+ “Phả” là động từ có sắc thái mạnh diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mùi hương đó quyện thành luồng

+ “Tỏa” gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2- Sang thu (Đề trắc nghiệm, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác