Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 2: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  • B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Câu 3: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…”

  • A. Tỏ ý ngập ngừng
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
  • D. Tỏ ý hài hước

Câu 4: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Bác tài gật đầu lia lịa:

- Phải, phải… Bác sẽ đi với cháu!”

  • A. Thể hiện sự tôn trọng mọi người
  • B. Tỏ ý kính trọng
  • C. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn
  • D. Thể hiện sự lắng đọng

Câu 5: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  • B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Chỉ ra điểm khác biệt trong hai câu sau đây:

“- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như… một vị chúa tể”

  • A. Có sự ngăn cách
  • B. Có dấu chấm lửng
  • C. Có dấu chấm phẩy
  • D. Nói về sự thật hiển nhiên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu khái niệm và tác dụng của dấu câu.

Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng dấu chấm lửng trong các câu sau:

  • a. Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…
  • b. Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

Câu 1:

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết

- Tác dụng: Làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa:

+ Các câu

+ Các thành phần của câu đơn

+ Các vế của câu ghép

+ Các yếu tố của ngữ và của liên hợp

Câu 2:

  • a. Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết
  • b. Biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 41 (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác