Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong câu, phó từ có vai trò là?

  • A. Tính từ
  • B. Số từ
  • C. Hư từ
  • D. Trạng ngữ

Câu 2: Theo em, tác dụng của phó từ là gì?

  • A. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật
  • B. Bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
  • C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
  • D. Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 3: Cho đoạn văn sau: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”

 

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Phó từ bổ sung ý nghĩa cho thời gian gồm những từ nào?

  • A. Có, không
  • B. Thường, thỉnh thoảng
  • C. Sẽ, sắp
  • D. Đã, chưa

Câu 5: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa:

  • A. Chỉ sự cầu khiến
  • B. Chỉ sự tiếp diễn
  • C. Chỉ quan hệ thời gian
  • D. Chỉ kết quả

Câu 6: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu sau: Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì?

 

  • A. Hay
  • B. Ghé
  • C. Lắm
  • D. Em

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phó từ trong câu được đặt theo trật tự như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Tìm và phân loại các phó từ có trong các đoạn văn sau:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua”.

(Tô Hoài)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánCBACBC

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

- Phó từ chỉ tần suất đi sau động từ

- Phó từ chỉ thời gian thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ

- Phó từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ

- Phó từ chỉ mức độ thường đứng trước tính từ hoặc trạng từ mà nó bổ nghĩa

- Phó từ chỉ trạng thái thường đứng sau động từ

- Phó từ chỉ ý nghĩa có thể đứng ở nhiều vị trí trong câu. Tuy nhiên thường đứng trước động từ hoặc sau chủ ngữ.

Câu 2:

Các phó từ: lắm, đã, cứ, vừa

=> “Lắm”: chỉ mức độ

=> “Đã, cứ, vừa”: chỉ quan hệ thời gian


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác