Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” do ai sáng tác?
- A. Thành Long
- B. Nam Cao
- C. Nguyễn Tuân
- D. Hoàng Tiến Tựu
Câu 2: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được chia thành mấy phần?
- A. 2 phần
- B. 3 phần
- C. 4 phần
- D. 5 phần
Câu 3: Phần 1 (từ đầu đến “cao đẹp của nhân dân Việt Nam”) của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen nêu nội dung gì?
- A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
- B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
- C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?
- A. Sự khéo léo, tài tình
- B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
- C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
- D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen
Câu 5: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?
- A. Vì đó là câu chuyển
- B. Vì đó là câu thực
- C. Vì đó là câu tả
- D. Vì đó là câu kết
Câu 6: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?
- A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
- B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
- C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
- D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ được tác giả phân tích theo trình tự nào?
Câu 2 (2 điểm): Thông qua bài ca dao, người lao động Việt Nam hiện lên như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | A | C | A | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Đầu tiên, tác giả nhắc đến hình ảnh của đầm sen, miêu tả nó như là một bức tranh tự nhiên với những cánh sen trắng tinh khôi nổi bật trên mặt nước.
- Tác giả tiếp tục phân tích về sắc thái của hoa sen, ví von nó như là "tuyệt tác" của thiên nhiên với vẻ đẹp thanh nhã, sang trọng và đầy ẩn ý.
- Sau đó, tác giả đưa ra luận điểm rằng hình ảnh hoa sen
Câu 2:
Hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình
=> Là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao.
=> Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2. Hình ảnh hoa sen trong, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời
Bình luận