Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2)
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc nghiệm và tự luận số 2). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Phó từ là gì?
- A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
- B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
- C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
- D. Không xác định
Câu 2: Phó từ gồm mấy loại?
- A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 3: Phó từ trong câu: “Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhặt nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối” là gì?
- A. Bữa tối
- B. Đang
- C. Tro tàn
- D. Đó
Câu 4: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
- A. Quan hệ thời gian, mức độ
- B. Sự tiếp diễn tương tự
- C. Sự phủ định
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
- A. Da chị ấy mịn như nhung
- B. Mặt em bé tròn như trăng rằm
- C. Mùa hè sắp đến gần
- D. Chân anh ta dài lêu nghêu
Câu 6: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?
- A. Mức độ
- B. Khả năng
- C. Kết quả và hướng
- D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu ví dụ về các loại phó từ?
Câu 2 (2 điểm): Hãy tìm ý nghĩa bổ sung cho những từ in đậm sau:
“Cô ấy đã đi qua rất nhiều các đất nước trên thế giới, thường trải nghiệm thêm các nền văn hóa bản địa đặc sắc cũng như luôn gặp gỡ rất nhiều người. Nhưng gặp được ông Johnson là điều khiến cô rất ấn tượng trong tất cả những việc mà cô trải qua.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | A | B | D | C | D |
2. Tự luận
Câu 1:
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ
+ Phó từ quan hệ thời gian: đã, sắp, từng…
+ Phó từ chỉ mức độ: rất, khá…
+ Phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cũng…
+ Phó từ chỉ sự phủ định: Không, chẳng, chưa...
+ Phó từ cầu khiến: hãy, thôi, đừng, chớ…
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ:
+ Bổ nghĩa về mức độ: rất, lắm, quá
+ Về khả năng: có thể, có lẽ, được
+ Kết quả: ra, đi, mất
Câu 2:
Phó từ “đã” dùng để bổ trợ cho từ “đi” – Bổ sung ý nghĩa cho thời gian
- Phó từ “ thường” dùng để bổ trợ cho từ “trải nghiệm” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số
- Phó từ “luôn” dùng để bổ trợ cho từ “gặp” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số
- Phó từ “rất” dùng để bổ trợ cho từ “ấn tượng” – Bổ sung ý nghĩa cho mức độ
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Thêm kiến thức môn học
Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Thực hành tiếng việt trang 19 (Đề trắc, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời
Bình luận