Đề kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2. Mùa thu về trùng khánh nghe hạt dẻ hát (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 Chân trời Văn bản 2. Mùa thu về trùng khánh nghe hạt dẻ hát (Đề trắc nghiệm và tự luận số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?

  • A. Thái
  • B. Tày
  • C. Chăm
  • D. Khme

Câu 2: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 3: Theo tác giả, hạt dẻ ở đâu ngon ngọt và thơm bùi không đâu có?

  • A. Lạng Sơn
  • B. Hà Giang
  • C. Trùng Khánh
  • D. Lào Cai

Câu 4: Theo tác giả, hạt dẻ Trùng Khánh có đặc điểm như thế nào?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, có nhiều lồng măng
  • B. Vỏ mỏng, mềm, có nhiều lồng măng
  • C. Vỏ cứng, dày, có nhiều lồng măng
  • D. Vỏ mềm, dày, có nhiều lồng măng

Câu 5: Hạt dẻ Trùng Khánh nếu mang đi nơi khác trồng sẽ như thế nào?

  • A. Mùi vị hoàn toàn khác lạ
  • B. Màu sắc dại hơn
  • C. To nhỏ khác nhau
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Theo tác giả, vì sao giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì?

  • A. Vì nó đắt đỏ, hiếm có
  • B. Vì nó to hơn những loại hạt dẻ khác
  • C. Vì nó khó trồng
  • D. Vì nó ngọt thơm bởi tay người trông và bón chăm

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết hạt dẻ có thể trộn với cốm không?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánBBCCDD

2. Phần tự luận

Câu 1:

- Hạt dẻ có thể trộn kèm với cốm

+ Hạt dẻ vừa luộc xong mang dã với cốm

+ Cốm vừa làm xong hãy còn ấm nóng

+ Mang hai thứ đem trộn lẫn với nhau tạo thành một món ăn ngon

+ Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản sang trọng

Câu 2:

- Nội dung: Sự trân trọng, yêu mến của tác giả đối với hạt dẻ Trùng Khánh. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, chân chất, không tính toán, bon chen

- Nghệ thuật:

+ Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh

+ Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 chân trời Văn bản 2. Mùa thu về trùng khánh, kiểm tra Ngữ văn 7 CTST Văn bản 2. Mùa thu về trùng khánh, đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác