Dễ hiểu giải Tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

Giải dễ hiểu bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 5 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

(BÀI ĐỌC 2, LUYỆN TỪ VÀ CÂU, BÀI VIẾT 2)

BÀI ĐỌC 2: THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NAM

Câu 1: Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số như thế nào?

Giải nhanh:

Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số rất gần gũi và thân thiết. 

Câu 2: Tìm các đoạn văn thể hiện những ý sau:

a) Các dân tộc trên đất nước ta là anh em một nhà, gắn bó với nhau.

b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc.

c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi.

Giải nhanh:

a. “Đồng bào Kinh hay Thổ…….no đói giúp nhau.”

b. “Giang sơn và Chính phủ là giang sơn ……để ủng hộ Chính phủ ta.” 

c. “Sông có thể cạn……chúng ta không bao giờ giảm bớt.”

Câu 3: Hình ảnh nào trong đoạn cuối bức thư thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em?

Giải nhanh:

Hình ảnh “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”

Câu 4: Theo em, điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là gì?

Giải nhanh:

Khẳng định tầm quan trọng của tình đoàn kết giữa các dân tộc trong việc bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc và xây dựng một tương lai hạnh phúc, thịnh vượng cho con cháu chúng ta.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ

I. NHẬN XÉT

Câu 1: Xếp các từ in đậm ở bên A vào nhóm phù hợp ở bên B:

Giải nhanh:

 

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

HỒ CHÍ MINH

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

Theo sách Quốc văn giáo khoa thư

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rồi. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay  xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thủ, đua nhau đuổi theo.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Giải nhanh:

a. Dùng để xưng hô.

b. Dùng để hỏi.

c. Dùng để thay thế từ “bọn trẻ”.

Câu 2: Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì.

Giải nhanh:

 Em rất thích đọc sách vì sách giúp em mở rộng kiến thức.

Đại từ “em” 2dùng để chỉ chính bản thân người nói.

BÀI VIẾT 2: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tôi trường.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ

Giải nhanh:

Đề 1

 Tìm ý:

- Ý kiến: không đồng ý với việc học sinh tiểu học nên mang điện thoại tới trường.

- Lý do:

+ Điện thoại làm giảm sự tập trung vào việc học.

+ Các em chưa biết cách sử dụng điện thoại có trách nhiệm.

+ Gây ra các vấn đề về bảo mật và sự riêng tư cho học sinh.

 Sắp xếp ý:

- Mở: không đồng ý với việc học sinh tiểu học nên mang điện thoại tới trường.

- Thân: trình bày các lý do - điện thoại có thể 6làm giảm sự tập trung vào việc học. 

- Kết: khẳng định rằng học sinh tiểu học không nên mang điện thoại tới trường. 

Đề 2

Tìm ý:

- Ý kiến của em: không đồng ý với việc học sinh tiểu học tự do bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ.

- Lý do:

+ Bơi lội ở những nơi không an toàn có thể gây ra nguy hiểm cho các em.

+ Các em chưa biết ứng phó khi gặp sự cố trong lúc bơi lội.

+ Việc tự do bơi lội ở những nơi không có người giám sát cũng có thể gây ra các vấn đề về an toàn.

Sắp xếp:

- Mở: không đồng ý với việc học sinh tiểu học tự do bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ.

- Thân: trình bày các lý do - bơi lội ở những nơi không an toàn gây ra nguy hiểm cho các em. 

- Kết: khẳng định rằng học sinh tiểu học không nên tự do bơi lội ở sông, suối hoặc ao, hồ. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác