Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI ĐỌC 2: THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NAM

Bài tập 1 (trang 64). Đoạn mở đầu bức thư thể hiện tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Thể hiện tình cảm vui mừng khi được gặp gỡ đồng bào.

b) Thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi đối với đồng bào.

c) Thể hiện niềm tin vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

d) Thể hiện niềm tin vào sự thành công của Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.

Bài giải chi tiết: 

b) Thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi đối với đồng bào.

=> Đoạn văn đề cập “Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số, Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào” Thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi của Bác đối với đồng bào - luôn quan tâm, lo lắng cho cuộc sống của đồng bào 

Bài tập 2 (trang 64). Điền từ ngữ vào chỗ trống để xác định đoạn văn ứng với mỗi nội dung đã nêu:

Nội dungĐoạn văn
a) Các dân tộc trên đất nước ta là anh em một nhà, gắn bó với nhauTừ “ Đồng bào Kinh hay Thổ” đến …………………………………….
b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúc

Từ …………………………………

đến …………………………………

c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi 

Từ …………………………………...

đến “độc lập của chúng ta”

Bài giải chi tiết: 

Nội dungĐoạn văn
a) Các dân tộc trên đất nước ta là anh em một nhà, gắn bó với nhauTừ “ Đồng bào Kinh hay Thổ” đến “no đói giúp nhau”
b) Các dân tộc anh em cần đoàn kết để giữ gìn độc lập, để được sống hạnh phúcTừ “Giang sơn và Chính phủ” đến “con cháu chúng ta”
c) Tình đoàn kết của các dân tộc anh em không bao giờ thay đổi Từ “Sông có thể cạn” đến “độc lập của chúng ta”

Bài tập 3 (trang 64). Hình ảnh nào trong đoạn cuối bức thư thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Chúng ta thương yêu nhau, kính trọng nhau, giúp đỡ nhau.

b) Chúng ta mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

c) Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.

d) Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.

Bài giải chi tiết: 

c) Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.

=> Hình ảnh này thể hiện niềm tin tuyệt đối của Bác Hồ vào sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Ý nghĩa của câu này là cho thấy sự vững mạnh, bất diệt của tinh thần đoàn kết và tình yêu thương giữa các dân tộc. Dù có xảy ra những biến động hay thử thách (như sông cạn, núi mòn), tinh thần đoàn kết này vẫn luôn vững và không bao giờ suy giảm.

Bài tập 4 (trang 64). Theo em, điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là gì? Viết tiếp câu trả lời của em:

Bài giải chi tiết: 

Điều Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là mong muốn thống nhất và đoàn kết của mọi dân tộc thiểu số và dân tộc chính trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ mong muốn mỗi người dân Việt Nam, dù Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na, đều cùng nhau nỗ lực và đoàn kết chặt chẽ. Bác hy vọng rằng sự đoàn kết này sẽ giúp giữ vững quyền tự do và độc lập của đất nước, đem lại hạnh phúc và tiến bộ chung cho tất cả con cháu dân tộc Việt Nam.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ

I. Nhận xét trang 65

Nối câu ở bên A với tác dụng tương ứng của từ in đậm được nêu ở bên B:

A

B

a) Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

đâu mà lại có thành tiên xây?

1) Từ dùng để xưng hô.

b) Em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.

2) Từ dùng để thay thế cho các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, số lượng,...

c) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

3) Từ dùng để hỏi.

Bài giải chi tiết: 

a – 3 - Từ dùng để hỏi.

b – 1 - Từ dùng để xưng hô.

c – 2 - Từ dùng để thay thế cho các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, số lượng,...

II. Luyện tập

Bài tập 1 (trang 65). Viết các đại từ in đậm trong những câu sau vào nhóm thích hợp:

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.

- Dùng để xưng hô

- Dùng để thay thế

- Dùng để hỏi

Bài giải chi tiết: 

- Dùng để xưng hô: “chúng ta” trong đoạn văn a - chỉ nhóm người chung 

- Dùng để thay thế: “chúng” trong câu c - thay thế cho “bọn trẻ”

- Dùng để hỏi: “sao” trong câu b để thể hiện sự nghi vấn

Bài tập 2 (trang 66)

a) Đặt một câu có đại từ

b) Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì

Bài giải chi tiết: 

a) Câu có đại từ: "Hùng là một cậu thanh niên rất hay đến trường muộn. Hôm nay, cậu ta lại đến trường khi cô giáo đã bước vào lớp."

b) Trong câu em mới đặt, đại từ "cậu ta" được dùng để thay thế cho danh từ chỉ người (ở đây là nhân vật Hùng) mà không cần phải nhắc lại tên. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 7: Thư gửi Đại hội các dân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác