Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. CHUNG SỨC CHUNG LÒNG
BÀI ĐỌC 2: THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NAM
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Biết tra số tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của từ khó. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bào miền Nam.
- Hiểu được khái niệm thế nào là từ đại từ, cách sử dụng đại từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
- Nhận ra được tác dụng của đại từ trong câu, đặt được câu có đại từ.
- Dựa vào cấu tạo đoạn văn đã học ở tiết trước HS có thể tìm ý, sắp xếp ý cho đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. Bài viết mắc ít lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
BÀI ĐỌC
Bài đọc là bức thư Bác Hồ gửi tới các đồng bào dân tộc thiểu số miền Nam. Qua bức thư, Bác Hồ nhằm khẳng định các dân tộc đều là anh em, đều là "con Lạc cháu Hồng", vì vậy mỗi dân tộc cần đoàn kết, gắn bó với nhau vì nước nhà.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
- Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, ta, nó,...) hoặc để hỏi (đại từ nghi vấn: gì đâu, nào, bao nhiêu,), để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: thế, vậy, đó, này,...).
BÀI VIẾT 2: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI (TÌM Ý, SẮP XẾP Ý)
Bài văn nêu ý kiến gồm các ý sau:
- Ý kiến của em là gì (đồng ý hay không đồng ý với hiện tượng, vấn đề đã nêu)?
- Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc không đồng ý?
- Em sẽ khẳng định lại ý kiến của mình như thế nào ở phần kết đoạn để không lặp lại nguyên văn câu mở đoạn?
- Sắp xếp các ý đã tìm được cho phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CD bài 7: Thư gửi Đại hội các dân, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân, Ôn tập tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Thư gửi Đại hội các dân
Bình luận