Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 6: Ôn tập
Giải dễ hiểu bài 6: Ôn tập. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP
Câu 1: Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường.
Giải nhanh:
- 1 bài gồm 8 câu, 1 câu gồm bảy chữ.
- Bố cục: đề, thực, luận, kết.
- Luật bằng trắc: Tiếng thứ 2 của câu 1 gieo vần nào thì bài thơ viết theo thể ấy. Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.
- Gieo vần ở cuối các câu 1,2,4,6,8.
Câu 2: Đọc lại các văn bản đã học trong bài và điền thông tin vào bảng:
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Nam quốc sơn hà | |||
Qua Đèo Ngang | |||
Chạy giặc |
Giải nhanh:
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Nam quốc sơn hà | Sông núi nước Nam, vua nước Nam cai quản | Cảm xúc của tác giả về sự tức giận về sự xâm lược của quân giặc. | Tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc |
Qua Đèo Ngang | - Không gian: núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ - Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi. - Âm thanh: quốc quốc, đa đa - Con người: thưa thớt | Tâm trạng cô đơn của tác giả trước không gian trời đất rộng lớn. | Nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa |
Chạy giặc | Lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay | Tâm trạng đau đớn của tác giả trước cảnh đất nước lâm nguy, nhân dâu khổ cực. | Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá. |
Câu 3: Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh Khuya)
Giải nhanh:
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc
+ Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Đặc điểm:
+ Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ.
+ Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
Câu 4: Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong trường hợp sau:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Giải nhanh:
- Đảo ngữ với hai động từ mạnh, "xiên ngang", "đâm toạc".
- Tác dụng:
+ Diễn tả sự mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt của Hồ Xuân Hương như rêu - những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt - đang trồi lên khỏi mặt đất để tìm được sự sống.
=> Nhà thơ là người vừa cá tính, vừa mạnh mẽ.
+ Nhà thơ gợi lên sự vẫy vùng, bứt phá, Hồ Xuân Hương như đang vạch trời vạch đất mà kêu là để thỏa nỗi tủi hờn, uất ức mà bấy lâu nay bà cam chịu.
=> Bà viết về phụ nữ, có những phẩm chất rất đẹp và luôn cố gắng vươn lên để thoát khỏi nghịch cảnh như khao khát được hưởng tự do hạnh phúc.
Câu 5: Câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi này trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Giải nhanh:
- Là câu hỏi tu từ
- Tác dụng:
+ Khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa
+ Niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 6: Em rút ra được bài học gì khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng?
Giải nhanh:
- Chọn được một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng.
- Xác định được mục đích viết và các hoạt động thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận