Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9: Ôn tập

Giải dễ hiểu bài 9: Ôn tập. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

ÔN TẬP

Câu 1: Nêu và giải thích một số đặc điểm chính của truyện lịch sử.

Giải nhanh:

- Cốt truyện lịch sử: là các sự kiện nối tiếp nhau liên quan đến lịch sử

- Nhân vật lịch sử: là nhân vật trung tâm, trực tiếp tham gia và sự phát triển của cốt truyện lịch sử

- Chi tiết lịch sử: là phần thúc đẩy quá trình phát triển, yếu tố thêm vào để giải thích, lí giải sự kiện lịch sử

Câu 2: Chỉ ra đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện trong các văn bản đã học theo mẫu sau:

Văn bản

Đặc điểm về cốt truyện

Đặc điểm về nhân vật

Đặc điểm về bối cảnh

Đặc điểm về ngôn ngữ

Hoàng Lê nhất thống chí    
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng    
Bến Nhà Rồng năm ấy...    

Giải nhanh:

Văn bản

Đặc điểm về cốt truyện

Đặc điểm về nhân vật

Đặc điểm về bối cảnh

Đặc điểm về ngôn ngữ

Hoàng Lê nhất thống chí

Được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 

Khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống, …

 

Thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê” chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong

- Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại

- Lối văn trần thuật đặc sắc.  

Viên tướng trẻ và con ngựa trắngTrận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc

Hoài Văn Hầu mưu trí, can trường, hiên ngang, yêu nước, căm ghét quân giặc, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.

 

Buổi giặc Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc.Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta.
Bến Nhà Rồng năm ấy...Sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước.“Anh Ba” là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc sau đó là người quyết đoán, dũng cảm, yêu nước thương dân, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

- Các danh từ riêng, các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu... có tác dụng làm cho câu chuyện có tính chân thực, khác quan, đúng với thực tế

 

 ÔN TẬP

Câu 3: Chỉ ra một số điểm giống nhau, khác nhau giữa văn bản truyện lịch sử và văn bản thơ kể chuyện lịch sử.

Giải nhanh:

- Điểm giống: Đều chứa đựng nội dung lịch sử, những nhân vật và sự kiện lịch sử đều có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc.

- Điểm khác:

+ Văn bản truyện sử: thể loại truyện, mang yếu tố tự sử là chủ yếu, có thể kể tường tận từng chi tiết

+ Văn bản thơ kể chuyện lịch sử: thể loại thơ, mang yếu tố biểu cảm là chủ yêu, thể hiện thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.

Câu 4: Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến khác nhau như thế nào về đặc điểm và chức năng? Cho ví dụ minh hoạ.

Giải nhanh:

- Câu kể dùng để:

+ Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

+ Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm.

+ Cuối câu đặt dấu chấm.

Ví dụ: Hôm qua, tôi đã đi xem phim với bố mẹ.

- Câu hỏi:

+ Dùng để hỏi về những điều chưa biết: phần lớn là để hỏi người khác, nhưng cũng có câu hỏi dùng để tự hỏi mình.

+ Thường có các từ nghi vấn, hi viết, cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi

Ví dụ: Sáng nay bạn học những môn học nào?

- Câu cảm:

+ Dùng để biểu lộ cảm xúc vui buồn giận ghét... của người nói đối với một sự vật, sự việc nào đó

+ Thường có các từ ngữ: ôi, chao, chao ôi, chà, trời, quá, lắm,...

Ví dụ: Tôi quá bất ngờ khi bạn xuất hiện.

- Câu khiến:

+ Là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm.

+ Muốn nêu ý cầu khiến, khi đặt câu, người ta thường dùng những từ ngữ như: đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi …

Ví dụ: Ngày mai bạn đón tôi đi học được không?

 Câu 5: Khi viết một bài văn kể lại một chuyến đi, cần đặc biệt lưu ý đến những điều gì?

Giải nhanh:

- Các địa điểm sẽ đến

- Lịch trình và từng mốc thời gian cụ thể

- Kể lại chuyến đi theo chiều tuyến tính, lần lượt theo trình tự thời gian

- Kể chi tiết nơi mà đã được đặt chân đến kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh

Câu 6: Nêu một vài kinh nghiệm em rút ra trong việc nắm bắt nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề đời sống trong truyện lịch sử; thảo luận nhóm và trình bày nội dung đó.

Giải nhanh:

- Đọc thật kĩ các sự kiện lịch sử

- Tìm thông tin trên các kênh chính thống   

- Thực tại để có cái nhìn khách quan, chân thực

- Lắng nghe thông tin, thu thập thông tin từ các nhân chứng bằng chứng để việc tìm hiểu nhanh chóng, và có thêm thông tin quan trọng.

- Ý nghĩa của vấn đề lịch sử đối với xã hội, nhân dân lúc bấy giờ và về sau.

Câu 7: Tìm hiểu lịch sử của dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ?

Giải nhanh:

- Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

- Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác