Dễ hiểu giải Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 10: Ôn tập
Giải dễ hiểu bài 10: Ôn tập. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 8 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
ÔN TẬP
Câu 1: Đọc lại các bài thơ Bạn đến chơi nhà, Đề đền Sầm Nghi Đống, Tự trào I và hoàn thành bảng sau:
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | |||
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | |||
Chủ đề | |||
Thông điệp | |||
Nhận xét chung |
Giải nhanh:
Bạn đến chơi nhà | Đề đền Sầm Nghi Đống | Tự trào I | |
Thủ pháp trào phúng | Tiếng cười | Châm biếm | Đả kích thói hư tật xấu |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Trân quý tình bạn người bạn phương xa | Khát khao được bình đẳng và thể hiện tính cách | Tình yêu thương vợ con và tố cáo thói hư tật xấu |
Chủ đề | Tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả | Đánh giá nhân cách của Sầm Nghi Đống, nữ sĩ muốn nói lên “tầm vóc” của nữ sĩ phương Nam | Tố cáo thói hư tật xấu |
Thông điệp | Thể hiện tình cảm trân quý, mộc mạc, không vật chất | Khao khát bình đẳng bình đẳng muốn thể hiện bản thân | Tố cao về các nam nhân thời xưa không giúp đỡ vợ con mà chỉ hưởng thụ những thói tật xấu |
Nhận xét chung | Cả 3 tác phẩm đều thuộc thể loại châm biếm và tạo tiếng cười cho người đọc theo nhiều quan niệm, góc nhìn khác nhau của tác giả mang đến bài học, thông điệp riêng. |
Câu 2: Khi tìm hiểu một bài thơ trào phúng cần chú ý điều gì?
Giải nhanh:
- Trào phúng thường gắn liền với các cung bậc hài hước, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực khá rộng cùng các cung bậc cái hài khác nhau từ vở hài kịch đến thơ trào phúng.
- Vì yêu cầu thực tế đấu tranh xã hội nên tách ra thêm phần châm biếm, như một vũ khí sắc bén, nhưng vẫn không nên đồng nhất với trào phúng.
Câu 3: Vì sao khi lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, ngoài việc quan tâm đến phần ý nghĩa cơ bản, chúng ta cần quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ?
Giải nhanh:
Vì sắc thái của từ giúp cho tác giả thể hiện được cảm xúc tình cảm và tâm tư tác giả muốn gửi gắm
Câu 4: Việc dùng các từ ngữ in đậm trong các câu dưới đây có phù hợp không? Vì sao?
a. Ông ấy là một doanh nhân lọc lõi được nhiều ngưỡng mộ
b. Bà ấy tuy tuổi đã cao nhưng gương mặt vẫn rất xinh
Giải nhanh:
a. Phù hợp vì ý tác giả muốn nói đến ông ấy là người từng trải và khôn ngoan, có đủ kinh nghiệm, biết đủ mọi mánh khoé
b. Không phù hợp vì ý muốn nói bà về già vẫn giữa được sắc xuân thì nên để các từ khác như "đẹp lão".
Câu 5: Khi viết bài văn phân tích một bài thơ, chúng ta cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Giải nhanh:
- Cuộc đời tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Thể thơ: lục bát, tự do, thơ 5 chữ…
- Hình ảnh thơ
- Chi tiết thơ
- Giọng điệu: hào hùng, nhẹ nhàng, xót thương, bi lụy, triết lý…
- Vần (nhịp) thơ.
- Ngôn ngữ thơ: bình dân, bác học…
- Bố cục: chia theo khổ, chia theo đoạn, câu…
Câu 6: Để thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống diễn ra hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?
Giải nhanh:
- Xác định rõ vấn đề cần thảo luận
- Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận
- Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
- Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề
- Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
Câu 7: Việc dùng tiếng cười để tự phê bình bản thân và phê bình người khác có tác dụng gì?
Giải nhanh:
Đưa tới cách nhìn đa dạng và thông điệp, dụng ý tác giả muốn truyền tải và nhắc tới
Bình luận