Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Đáp án bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng chảy qua những tỉnh, thành phố nào ở nước ta?

Đáp án chuẩn:

Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy từ huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai đổ ra biển ở cửa Ba Lạt ranh giới giữa tỉnh Thái Bình và Nam Định.

KHÁM PHÁ

1. VỊ TRÍ VÀ TÊN GỌI SÔNG HỒNG

Câu hỏi: Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở bài 1, trang 7 và thông tin, em hãy:

- Xác định vị trí thông tin trên bản đồ

- Kể tên một số tên gọi khác của sông Hồng

BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

Đáp án chuẩn:

- Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).

- Một số tên gọi khác của sông Hồng: Nhị Hà, Hồng Hà,..

2. VĂN MINH SÔNG HỒNG

a) Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3 em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

Đáp án chuẩn:

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,..

b) Đời sống của người Việt cổ

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

Đáp án chuẩn:

Đời sống vật chất: Người Việt cổ sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng thóc gạo, sống trong nhà sàn, di chuyển bằng thuyền. Nam thường đóng khố cởi trần, nữ mặc váy và áo yếm. Họ cũng trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải.

Đời sống tinh thần: Có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các vị thần như: thần Sông, thần Núi. Có tục nhuộm răng đen, ăn trầu,..

Câu 2: Câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy ở bài 7 trang 35 cho em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

Đáp án chuẩn:

  • Câu chuyện về bánh chưng, bánh giầy là minh chứng rõ nét về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

+ Về đời sống vật chất: Lương thực chính của người Việt cổ là gạo nếp và họ cũng biết chăn nuôi gia súc, như thể hiện qua nguyên liệu làm bánh chưng, bánh giầy gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn.

+ Về đời sống tinh thần: Người Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần tự nhiên, như thể hiện qua việc dâng bánh chưng, bánh giầy trong các nghi lễ cúng trời đất và tổ tiên.

3. GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA SÔNG HỒNG.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6 em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng.

BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

Đáp án chuẩn:

- Khai thác hợp lí

- Bảo vệ môi trường

- Chung tay bảo vệ nguồn nước ở sông Hồng.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập và hoàn thành bảng mô tả( theo gợi ý dưới đây) về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ

BÀI 11. SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG 

Đáp án chuẩn:

Đời sống của người Việt cổ

Biểu hiện

Đời sống vật chất

Thức ăn (lương thực)

- Lúa gạo, chủ yếu là gạo nếp.

Nhà ở

- Nhà sàn được làm từ: gỗ, tre, nứa,…

Trang phục

- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất/

- Nữ mặc váy, áo yếm.

Phương tiện đi lại

- Thuyền, bè là phương tiện đi lại chủ yếu.

Đời sống tinh thần

Tín ngưỡng

- Thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần tự nhiên.

Phong tục, tập quán

- Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình,…

- Hóa trang, nhảy múa,… trong các dịp lễ hội.

Câu 2: Giới thiệu một câu chuyện dân gian về đời sống của người Việt cổ. Câu chuyện đó giúp em biết điều gì về đời sống của con người thời kì đó?

Đáp án chuẩn:

Câu chuyện về Chử Đồng Tử và Nàng công chúa Tiên Dung thật sự là một trải nghiệm sâu sắc về văn hóa dân gian Việt Nam. Từ câu chuyện này, em thấy rằng từ thời xa xưa, người Việt đã có trang phục nam đóng khố và phương tiện di chuyển chủ yếu là thuyền bè. Ngoài ra, những lễ hội truyền thống cũng được tổ chức và lưu giữ đến ngày nay, thể hiện sự bền vững và sâu sắc của văn hóa dân gian Việt Nam.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số phong tục, tập quán của nguồi Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Đáp án chuẩn:

- Tục làm bánh chưng bánh giầy.

- Tục thờ cúng tổ tiên.

- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.

- Thuật luyện kim.

- Ăn trầu

- Làm gốm

- Nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác