Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí

Đáp án Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì? Hãy kể tên một số phương tiện học tập lịch sử và địa lí mà em biết.

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

  • Hai bạn đang thảo luận về các công cụ giáo dục cho môn Lịch sử và Địa lý.

  • Các công cụ giáo dục cho môn Lịch sử và Địa lý bao gồm: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,…

KHÁM PHÁ

1. BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ

Câu hỏi: Quan sát các hình 1, 2, em hãy:

- Đọc tên bản đồ, lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào  Chỉ một nơi có độ cao trên 1500m ở hình 1

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Chỉ hướng tiến quân của quân Hai Bà Trưng ở hình 2.      

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

  • Hình 1: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.

  • Bảng chú giải:

    • Phân tầng độ cao của đất liền Việt Nam.

    • Vị trí các sông, hồ trên lãnh thổ.

    • Vị trí của thủ đô.

    • Biên giới quốc gia.

  • Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

  • Bảng chú giải:

    • Nơi Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa.

    • Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng: từ Hát Môn đi qua Mê Linh, tiếp tục đến Cổ Loa và kết thúc tại Luy Lâu.

    • Thời gian xảy ra sự kiện khởi nghĩa.

    • Nơi đóng đô của Trưng Vương.

    • Bản doanh của Thái Thú Tô Định bị đánh chiếm.

    • Nơi các đội nghĩa quân nổi dậy.

    • Tên gọi các quận trong khu vực.

  • Một nơi có độ cao trên 1500m ở Hình 1: Dãy Hoàng Liên Sơn.

  • Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng ở Hình 2: Được biểu thị từ Hát Môn, đi qua Mê Linh, tiếp tục đến Cổ Loa và Luy Lâu.

2. BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, TRỤC THỜI GIAN

Câu 1: Em hãy đọc bảng diện tích và số dân của 1 số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020.

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

Đà nẵng : 

  • Diện tích: 1285 km2, 

  • Số dân 1170 nghìn người

Câu 2: Quan sát hình 4, em hãy cho biết tỉnh thành phố nào có diện tích lớn nhất

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

Lâm đồng có diện tích lớn nhất là 9783km2

Câu 3: Quan sát hình 5, em hãy giới thiệu các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ 1945 đến 1975.

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn

Qua hình 5 ta nhận thấy rằng :

  • 1945: Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
  • 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi
  • 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi

3. HIỆN VẬT TRANH ẢNH

Câu hỏi: Quan sát hình 7, 8 em hãy:

- Mô tả mũi tên đồng Cổ Loa

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

- Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

  • Mô tả mũi tên Đồng Cổ Loa: Mũi tên Đồng Cổ Loa thường có ba cạnh, có trụ dài để gắn vào cánh tên, và có chuôi để chứa đầu mũi tên. Đây là loại vũ khí được sử dụng trong các cuộc chiến tranh cổ đại, được biết đến như một biểu tượng quan trọng của sự đấu tranh và lòng yêu nước của người Việt Nam.

  • Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm: Bức ảnh cho thấy một vùng đồng bằng rộng lớn với nhiều núi non cao vút. Cảnh sắc được phủ đầy cây cối xanh tươi, tạo thành một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp. Cánh đồng Phong Nậm được chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô được trồng lúa mạ non mơn mởn, tạo nên một khung cảnh xanh ngát và thịnh vượng của vùng nông thôn Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí theo gợi ý hình bên 

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

Đáp án chuẩn:

Phương tiên học tập môn Lịch sử và Địa Lí:

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

 

Câu 2: Tìm ví dụ trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 về các phương tiện học tập môn học: bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, hiện vật, tranh ảnh, trục thời gian (mỗi phương tiện lấy hai ví dụ) 

Đáp án chuẩn:

Ví Dụ

  Bản đồ: Bao gồm Địa hình phần đất liền Việt Nam và Hành chính Việt Nam.

  Lược đồ: Bao gồm Lược đồ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 và Lược đồ địa hình và một số khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

  Bảng số liệu: Bao gồm Diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2020.

  Hiện vật: Bao gồm Mũi tên Đồng Cổ Loa và Mộ bia tiến sĩ trong văn miếu Quốc Tử Giám.

  Tranh, ảnh: Bao gồm Tranh Cánh đồng Phong Nậm và Ảnh đoạn sông Hậu chảy qua thành phố Cần Thơ.

  Trục thời gian: Bao gồm Trục thời gian thể hiện một số sự kiện tiêu biểu Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 và Trục thời gian tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy cùng bạn thực hành sử dụng một phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa Lí 

Đáp án chuẩn: 

VD: HS cùng bạn quan sát bản đồ sưu tập được:

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

  • Tây Bắc Bộ: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

  • Đông Bắc Bộ: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

  • Đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác