Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em

Đáp án bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM         

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quan sát những hình bên và chia sẻ những thông tin mà em biết liên quan đến hình ảnh đó.

Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.

BÀI 3. LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM         

Đáp án chuẩn:

- Hình ảnh này tượng trưng cho mọi người sum họp lại bên nhau gói bánh chưng ngày tết. Chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ và đậu xanh, được bọc kĩ càng bằng lá dong và luộc chín

- Những phong tục, điển hình ở địa phương em là:

+ Tổ chức lễ hội đầu năm mới

+ Làm bánh chưng, bánh tét vào ngày tết.

+ Thờ cúng ông bà tổ tiên

+ Tục ăn trầu của người lớn tuổi

KHÁM PHÁ

1. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:

- Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em. 

- Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/ một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em. 

Đáp án chuẩn:

- Ở địa phương em có nhiều phong tục, tập quán và lễ hội như thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu... Các lễ hội đặc biệt như hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy cũng thường được tổ chức

- Trang phục áo dài có các đặc điểm như: có hai tà (tà trước và tà sau) phải dài qua gối, cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm và khoét hình chữ V phía trước. Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc và được chiết eo để nổi bật vòng eo thon của phụ nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ thành hai tà ở hai bên hông. Tay áo được may ôm sát cánh tay và dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài thường được chấm gót chân, ống quần rộng, và được may từ vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng. Áo dài không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục, mà còn là biểu tượng văn hóa và nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận trong nghệ thuật Việt Nam.

2. TÌM HIỂU VÀ KỂ CHUYỆN VỀ DANH NHÂN

Câu hỏi:

 - Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương( theo gợi ý dưới đây):

- Tên danh nhân

- Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào?. Kể vắn tắt nội dung câu chuyện

- Em học được điều gì từ danh nhân đó.

Đáp án chuẩn:

Trưng Trắc và Trưng Nhị, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Hán, hai bà cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Sau cái chết của chồng, Thi Sách, bị tướng giặc Tô Định giết, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, giải phóng thành Luy Lâu và đánh đuổi Tô Định. Hai bà xưng vương, nhưng đến năm 43, khi Mã Viện kéo quân đàn áp, dù chiến đấu anh dũng, Hai Bà phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã hun đúc tinh thần dân tộc, khơi dậy tình yêu tổ quốc và ý chí gìn giữ độc lập.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương em.

BÀI 3. LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM         

Đáp án chuẩn:

STT

Lĩnh vực

Tên gọi

Mô tả

1

Lễ hội

Lễ hội cồng chiêng

Các nghệ nhân mặc trang phục truyền thống cầm 1 chiếc cồng, chiêng đánh theo nhịp điệu.

2

Món ăn

Thịt trâu gác bếp

Món thịt trâu được chế biến sạch sẽ, tẩm ướp gia vị và treo lên gác bếp đến khi khô lại.

3

Phong tục tập quán

Phong tục ăn trầu của người lớn tuổi

Dùng miếng vôi quét lên lá cau và nhai đến khi nào ra màu đỏ

4

Trang phục

Váy Mường

Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức

Câu 2: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em

Đáp án chuẩn:

Mỗi vùng đất có phong tục và lễ hội đặc trưng. Tháng Giêng năm ngoái, em có dịp đến Hải Phòng và xem lễ hội chọi trâu lần đầu tiên. Lễ hội này diễn ra vào mùa xuân, khi mọi người có thời gian tham gia vui chơi và nghỉ ngơi.

Lễ hội chọi trâu tổ chức trên sân rộng, nơi hai làng chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất để chọi nhau. Trâu đen thẫm, da bóng nhẫy, trông khỏe khoắn. Hai con trâu tiến gần, chân đạp đất, sừng cong vút lên, chuẩn bị cho cuộc chiến ác liệt. Chúng lao vào nhau, sừng cọ và húc mạnh.

Tiếng hò hét của dân làng làm lễ hội thêm náo nhiệt. Cuộc đấu ác liệt với những pha húc mạnh làm đất bị bật gốc. Con trâu làng bên, mạnh hơn, đã làm ngã khuỵu đối thủ, kết thúc trận đấu. Lễ hội chọi trâu Hải Phòng để lại trong em ấn tượng mạnh mẽ.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử- văn hóa của địa phương em (theo gợi ý dưới đây):

- Tên di tích

- Mục đích tham quan 

- Thời gian dự kiến

- Chuẩn bị 

- Các bước thực hiện

Đáp án chuẩn:

Tham khảo

Tên di tích: Đền chúa Thác bờ 

Mục đích tham quan : Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ

- Thời gian dự kiến : 6/9- 7/9

- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...

- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác