Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Đáp án bài 23 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 23. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?

Đáp án chuẩn:

- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…

- Lễ hội cồng chiêng được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Các nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

KHÁM PHÁ

1. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy: 

- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- Cho biết cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào của đồng bào Tây Nguyên?

BÀI 23. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Đáp án chuẩn:

- Chủ nhân không gian văn hóa này là : Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho,..

- Cồng chiêng được sử dụng trong những dịp làm nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng.

2. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy môt tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng.

BÀI 23. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Đáp án chuẩn:

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 hằng năm, luân phiên ở năm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Trong phần lễ, mọi người nghe lịch sử và phong tục văn hoá, rồi tái hiện các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, và lễ Mừng nhà rộng mới của dân tộc Gié Triêng (tỉnh Kon Tum). Phần hội bao gồm các điệu múa và trò chơi dân gian như hát dân ca và diễn xướng sử thi Tây Nguyên.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập và hoàn thiện bảng hệ thống( theo gọi ý dưới đây) về một số hoạt động chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

BÀI 23. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Đáp án chuẩn:

TT

Hoạt động chính

1

Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

2

Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru…

 

Câu 2: Em ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Em ấn tượng nhất với hoạt động biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình, đặc biệt là lễ cầu an của dân tộc Ba Na. Hoạt động này giúp em hiểu thêm về không gian văn hóa của các tỉnh khác nhau. Lễ hội cầu an là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Ba Na ở Tây Nguyên, đặc biệt là vùng Ba Na - Hơ Moong (Kon Tum). Lễ hội này thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với các thần linh. Từ xa xưa, lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết về một đại dịch trong làng, dân làng đã bắt dê làm vật tế thần để cầu mong thần linh xua đuổi tà ma. Kể từ đó, bệnh dịch chấm dứt và lễ hội được duy trì hàng năm.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?

Đáp án chuẩn:

Dân tộc Mường

Cồng chiêng là phần không thể thiếu trong đời sống của người Mường, gắn liền với vòng đời từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Người Mường coi cồng chiêng là báu vật và giữ gìn qua các thế hệ. Cồng chiêng xuất hiện trong các dịp lễ, tết, đám cưới, tang ma, và những công việc quan trọng có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của gia đình, dòng tộc, và xóm mường.

Đầu năm mới, chiêng được dùng cho Phường Xắc bùa chúc tụng, mừng nhà mới, xuống đồng sản xuất, và bảo vệ bản mường. Tiếng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên và giữa người với người, cầu mong nhân khang, vật thịnh. Trong lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những tiếng cười vui rộn rã, xua tan mệt mỏi, buồn phiền, mang lại may mắn và ước nguyện ấm no, hạnh phúc.

Cồng chiêng cũng có mặt trong các thời khắc quan trọng khác như lễ cưới, đám tang, kéo gỗ làm nhà, và đi săn, tạo nên sức mạnh đoàn kết. Một bộ cồng chiêng đầy đủ thường có 10 đến 12 chiếc với kích cỡ và thanh âm khác nhau. Dùi đánh cồng chiêng được làm từ gỗ cứng, có độ dài ngắn tùy thuộc vào chiếc chiêng. Chiêng được treo trong nhà, ngoài sân, hoặc ngoài bãi rộng để đánh, tạo nên thanh âm hùng tráng giữa núi rừng. Người Mường sử dụng cả dàn cồng chiêng trong các phường, hội, và từ 1-3 chiếc trong các việc báo tang, báo hỷ, hội họp.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác