Đáp án Kinh tế pháp luật 12 chân trời Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Đáp án Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Kinh tế pháp luật 12 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

MỞ ĐẦU

CH : Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh sau là biểu tượng của tổ chức nào và chia sẻ hiểu biết về tổ chức đó:

A close-up of a logo

Description automatically generated

Gợi ý đáp án:

+ APEC là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về nên kinh tế và chính trị. 

+ ASEAN là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Đây là tổ chức kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 

KHÁM PHÁ

CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao hội nhập kinh tế quốc tế lại là vấn đề tất yếu đối với các quốc gia và nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế.

Gợi ý đáp án:

- Hội nhập kinh tế giúp các quốc gia mở cửa thị trường của họ cho hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác. 

- Hội nhập kinh tế thường đi kèm với việc chia sẻ công nghệ, kiến thức và quy trình sản xuất tiên tiến

- Hội nhập kinh tế thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế 

- Hội nhập kinh tế có thể tạo ra cơ hội việc làm mới và thu nhập tăng cao cho các quốc gia đang phát triển, giúp giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống cho

dân số. 

- Hợp tác kinh tế có thể góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia và giảm thiểu xung đột. Các quốc gia thường ít có kẻ thù khi họ có quan hệ thương mại mạnh mế. 

Lợi ích:

- Mở cửa thị trường

- Tăng cường sản xuất và năng suất

- Tăng trưởng kinh tế

- Giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống

- Tăng cường hòa bình và ổn định

CH: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và nêu ví dụ minh hoạ.

Gợi ý đáp án:

+ Hội nhập song phương: là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền

+ Hội nhập khu vực là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tương đồng về những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội hoặc có chung mục tiêu phát triển 

+ Hội nhập toàn cầu là quá trình liên kết, gắn kết các quốc gia trên thế giới

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về hội nhập kinh tế quốc tế ?

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

b. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức nào thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.

c. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lần nhau giữa các nền kinh tế.

Gợi ý đáp án:

c.  Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu mà còn là quá trình tạo ra mối liên kết và phụ thuộc giữa các quốc gia, cũng như giữa các nền kinh tế khác nhau. 

Câu 2: Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước tham gia tìm được chỗ đứng thuận lợi hơn trong trật tự thế giới mới.

b. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước đang phát triển rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các quốc gia phải đối diện với các vấn đề như: tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp,...

Gợi ý đáp án:

a. Thông qua việc tham gia vào các hiệp định thương mại và tổ chức quốc tế, các quốc gia có cơ hội tối ưu hóa lợi ích của mình và tăng cường tầm ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế.

b. Thông qua việc tiếp cận công nghệ, vốn và thị trường quốc tế, các quốc gia có thể tăng cường năng suất và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng hơn.

c. Sự di cư đột ngột và không kiểm soát có thể tạo ra áp lực cho các hệ thống an ninh và xã hội của các quốc gia

Câu 3: Em hãy đọc các thông tin sau và xác định hình thức hội nhập kinh tế mà Việt Nam tham gia.

a. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12 - 1992, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai đóng góp cho hoà bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ hai nước khi Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác kinh tế hàng dầu của nhau.

b. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) được các Bộ trưởng kinh tế của bảy nước thành viên ASEAN kí vào ngày 23 – 4 – 2019 vào có hiệu lực từ ngày 5 – 4 – 2021. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN thiết lập các khuôn khổ để thực hiện các cam kết tự do hoá, giảm các rào cản phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ, tạo nền tảng pháp lý vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực.

Gợi ý đáp án:

a. Việt Nam - Hàn Quốc: Đây là một ví dụ về hội nhập song phương giữa hai quốc gia. Hội nhập song phương diễn ra khi hai quốc gia ký kết các thỏa thuận hoặc hiệp định để thúc đẩy hợp tác và giao lưu kinh tế giữa chúng. 

b. Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA): Đây là một ví dụ về hội nhập khu vực, trong đó các nước thành viên của ASEAN tham gia vào một hiệp định thương mại chung để tạo ra một khu vực thị trường chung và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 

Câu 4: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Việt Nam đang đối mặt với thách thức về chất lượng nguồn nhân lực do tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao chỉ chiếm hơn 11% tổng lực lượng lao động, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN, năng lực ngoại ngữ hạn chế... Trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, số lượng việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp bảy lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính sẽ có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại và một số lượng việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất.

- Em hãy cho biết những yêu cầu mới nào được đề cập trong thông tin trên.

- Cho biết mỗi công dân cần làm gì để thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Gợi ý đáp án:

Yêu cầu:

1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2. Tăng cường năng suất lao động

3. Nâng cao năng lực ngoại ngữ

Hành động:

1. Đầu tiên, họ cần đầu tư vào việc học hỏi và phát triển kỹ năng mới

2. Họ cũng cần liên tục nâng cao trình độ chuyên môn

3. Việc rèn luyện và cải thiện năng lực ngoại ngữ 

4. Cuối cùng, họ cần linh hoạt và sẵn lòng thích ứng với những thay đổi 

Câu 5: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của các chủ thể sau khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

b. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ đã chủ động tìm hiểu về quy tắc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu và các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá vào thị trường châu Âu.

Gợi ý đáp án:

a. Trong trường hợp công ty chế biến thuỷ sản M bị cáo buộc bán phá giá cá tra, công ty này cần chịu trách nhiệm và tuân thủ các quy định và chuẩn mực quốc tế về thương mại công bằng. Do đó, công ty M cần hợp tác với cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề này và tuân thủ đúng quy định pháp luật quốc tế.

b. Trong trường hợp doanh nghiệp T chủ động tìm hiểu và áp dụng các quy định mới của châu Âu về xuất xứ và phát triển bền vững, doanh nghiệp này đã thực hiện trách nhiệm của mình một cách tích cực. Điều này cũng thể hiện sự tự chủ và sẵn lòng thích ứng với yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp này.

VẬN DỤNG

CH: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tổ chức kinh tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Gợi ý đáp án:

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác