[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn lịch sử và địa lí 6 phần địa lí bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?
- A. Chí tuyến.
- B. Cận cực.
C. Xích đạo.
- D. Ôn đới.
Câu 2: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 3: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
- B. Áp kế.
- C. Nhiệt kế.
- D. Vũ kế.
Câu 4: Cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?
A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
- B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
- C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
- D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ
Câu 5: "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Điền vào chỗ chấm?
A. Lặp đi lặp lại
- B. Thay đổi
- C. Biến chuyển
- D. Chuyển đổi
Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng
A. Chí tuyến.
- B. Ôn đới.
- C. Xích đạo.
- D. Cận cực.
Câu 7: Định nghĩa nào dưới đây đúng về nhiệt độ không khí ?
- A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
Câu 8: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là
- A. Sinh vật.
B. Biển và đại dương.
- C. Sông ngòi.
- D. Ao, hồ.
Câu 9: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A. Áp kế.
B. Nhiệt kế.
- C. Vũ kế.
- D. Ẩm kế.
Câu 10: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
- A. Con người đốt nóng.
B. Ánh sáng từ Mặt Trời.
- C. Các hoạt động công nghiệp.
- D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 11: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 12: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng
- A. Tăng.
- B. Không đổi.
C. Giảm.
- D. Biến động.
Câu 13: Nguyên nhân khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:
A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 14: Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do:
- A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 15: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
- A. Hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. Tạo thành các đám mây.
- C. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
D. Diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 16: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được $22^{0}$C, lúc 13 giờ được $26^{0}$C và lúc 21 giờ được$24^{0}$C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. $22^{0}$C.
- B. $23^{0}$C
C. $24^{0}$C
- D. $25^{0}$C.
Câu 17: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
- A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- D. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 18: "...........thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển". Điền vào chỗ chấm?
A. Nhiệt độ không khí
- B. Vĩ độ
- C. Không khí
- D. Nhiệt độ
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận