5 phút giải Hóa học 10 Cánh diều trang 99
5 phút giải Hóa học 10 Cánh diều trang 99. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 17: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn?
I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA
II. ĐƠN CHẤT HALOGEN
Luyện tập 1: Dựa vào xu hướng biến đổi tính chất của các đơn chất halogen trong bảng 17.3, hãy dự đoán về thể (trạng thái) của đơn chất astatine ở điều kiện thường. Giải thích.
Luyện tập 2: Trong điều kiện thường, halogen nào ở thể rắn? Vì sao?
Luyện tập 3: Calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluoride, CaF2. Trong đó, nguyên tử nào đã nhường và nhường bao nhiêu electron? Nguyên tử nào đã nhận và nhận bao nhiêu electron?
Luyện tập 4: Để hình thành phân tử phosphorus trichloride (PCl3) thì mỗi nguyên tử chloride và phosphorus đã góp chung bao nhiêu electron hóa trị? Viết công thức Lewis của phân tử.
Luyện tập 5: Theo hiệu độ âm điện, người ta dự đoán boron trifluoride là hợp chất ion. Tuy nhiên, trong thực tế nó là hợp chất cộng hóa trị, với công thức Lewis như sau:
a) Viết phương trình hóa học tạo chất trên từ các đơn chất.
b) Phân tử BF3 có bao nhiêu liên kết σ và bao nhiêu liên kết π?
Thực hành: Theo dõi mô tả thí nghiệm chlorine phản ứng với hydrogen như dưới đây.
Hoặc quan sát video thí nghiệm theo đường link sau: https://www.youtube.com/wach?v=esGk1lh1Nds, truy cập ngày 30/3/2022.
- Các dụng cụ thí nghiệm được mô tả như Hình 17.1a với các ống nghiệm cùng đặt vào một giá thí nghiệm.
- Bơm vài giọt dung dịch hydrochloric acid (HCl) đặc từ xi-lanh chứa acid vào ống nghiệm chứa tinh thể potassium permanganate (thuốc tím, KMnO4) - ống nghiệm (1) để tạo khí chlorine. Khi pit-tông nâng lên khoảng 1212 chiều cao của xi-lanh thu khí thì ngừng bơm acid.
- Rút xi-lanh thu khí ra khỏi ống nghiệm (1), chuyển sang ghim vào ống nghiệm chứa kẽm - ống nghiệm (2). Chuyển xi-lanh chứa dung dịch hydrochloric acid sang ống nghiệm (2). (Hình 17.1b)
- Bơm vài giọt dung dịch hydrochloric acid từ xi-lanh chứa acid vào ống nghiệm (2) để tạo khí hydrogen. Đến khi pit-tông được nâng lên khoảng 2323 xi-lanh thu khí thì ngừng bơm acid. (Hình 17.1c)
- Rút xi-lanh thu khí ra khỏi ống nghiệm (2). Ghim xi-lanh chứa hỗn hợp khí vào một nút cao su như hình 17.1d rồi kẹp vào giá thí nghiệm.
- Dùng đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh chứa hỗn hợp khí (hoặc dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-lanh).
+ Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra khi dùng đèn tử ngoại chiếu vào xi-lanh chứa hỗn hợp khí (hoặc khi dùng ngọn lửa hơ nhẹ bên ngoài xi-lanh)
+ Nếu thay khí chlorine bằng hơi iodine thì phản ứng giữa hơi iodine và hydrogen có thể xảy ra hiện tượng như đã thấy trong thí nghiệm trên không? Giải thích.
Thực hành: Thí nghiệm 1:
- Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium bromide hoặc potassium bromide loãng.
- Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước chlorine và lắc nhẹ.
- Có thể tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL cyclohexane.
Thí nghiệm 2:
- Nhỏ vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch sodium iodide hoặc potassium iodide loãng.
- Nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt nước bromine loãng và lắc nhẹ.
- Thêm tiếp vào ống nghiệm vài giọt hồ tinh bột.
Giải thích các hiện tượng xảy ra và minh họa bằng phương trình hóa học.
Câu hỏi: Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ vào ống nghiệm chứa nước, đậy kín, lắc đều. Trong dung dịch bromine có những chất nào? Vì sao?
Thực hành: Thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine.
Chuẩn bị thí nghiệm như hình 17.2
Bóp nhẹ phần cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch hydrochloric acid chảy xuống ống nghiệm. Quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.
Vận dụng: Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do trong thiên nhiên.
BÀI TẬP
Bài 1: Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine.
Bài 2: Khi điện phân dung dịch sodium chloride trong công nghiệp, phản ứng xảy ra theo phương trình hóa học sau:
NaCl(aq) + H2O(l) → A(aq) + X(g) + Y(g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến.
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ tạo được hydrogen chloride.
a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y.
b) Hoàn thành phương trình hóa học (*).
Bài 3: Astatine là nguyên tố phóng xạ, được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm VIIA. Thực tế, các nhà khoa học chỉ thu được đồng vị bền của astatine từ quá trình nghiên cứu về phóng xạ. Đồng vị này chỉ tồn tại khoảng 8 giờ.
Dựa vào xu hướng biến đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán:
a) Tính oxi hóa của nguyên tử astatine mạnh hơn hay yếu hơn so với nguyên tử iodine?
b) Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay nhạt hơn so với đơn chất iodine?
Bài 4: Tra cứu các giá trị năng lượng liên kết ở phụ lục 2.
a) Hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng dưới đây:
F2(g) + H2(g) → 2HF(g)
O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)
b) Dựa vào biến thiên enthalpy chuẩn, cho biết phản ứng nào thuận lợi hơn về mặt năng lượng.
Bài 5: Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư còn có tác dụng ngăn ngừa nước bị tái nhiễm vi khuẩn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1 : 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1,0 mg L-1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 mg L-1 thì không tiêu diệt được hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngược lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0 mg L-1 sẽ gây dị ứng cho người sử dụng.
Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiếu tia cực tím với cường độ cao vào nước cũng làm giảm lượng chlorine. Các nhà máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước một cách hiệu quả.
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
b) Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
c) Có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt bằng những cách nào?
PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
Vì có tính OXH mạnh, phá hủy các hợp chất màu và diệt vi khuẩn.
I. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA
II. ĐƠN CHẤT HALOGEN
Luyện tập 1:
Vì ở điều kiện thường, các thể halogen biến đổi từ khí đến lỏng và rắn => thể rắn.
Luyện tập 2:
Iodine và các nguyên tố có NTK lớn hơn iodine vì khi NTK càng lớn thì tương tác van der Waals càng mạnh.
Luyện tập 3:
- Nguyên tử Ca nhường 2 electron.
- Mỗi nguyên tử F nhận 1 electron.
Luyện tập 4:
Mỗi nguyên tử Cl đều nhận 1e. Nguyên tử P nhường 3e tạo 3 cặp electron chung.
Luyện tập 5:
a) 2B(s) + 3F2(g) → 2BF3a(g)
b) 3σ + 1π.
Thực hành:
- Đèn tử ngoại:
+ Có tiếng nổ, màu vàng lục của khí Cl2 biến mất.
+ PTHH: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
- Không vì là phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng và xúc tác.
PTHH H2 (g) + I2 (g) ⇄ 2HI (g)
Thực hành:
- TN1: dung dịch màu vàng nâu.
PTHH: Cl2(aq) + 2NaBr(aq) → 2NaCl(aq) + Br2(aq)
- TN2: dung dịch chuyển sang màu xanh tím. Vì phản ứng tạo I2, I2 phản ứng với hồ tinh bột. PTHH: Br2(aq) + 2NaI(aq) → 2NaBr(aq) + I2(s)
Câu hỏi:
PTHH: Br2(aq) + H2O(l) ⇄ HBr(aq) + HBrO(aq)
Gồm: Br2, H2O, HBr, HBrO.
Thực hành:
- Xuất hiện khí màu vàng lục làm mất màu giấy ẩm.
16HCl (aq) + 2KMnO4 (s) → 5Cl2(g) + 8H2O (l) + 2KCl (aq) + 2MnCl2 (aq)
Cl2(aq) + H2O(l) ⇄ HCl(aq) + HClO(aq)
- Vì dung dịch thu được có tính tẩy màu.
Vận dụng:
Vì dễ nhận thêm 1 electron nên dễ tham gia PƯHH.
BÀI TẬP
Bài 1:
0Cl2(aq) + 2KBr(aq) → 2KCl(aq) + Br2(aq)
Bài 2:
a) A là NaOH, X là H2, Y là Cl2
b) 2NaCl(aq) + 2H2O(l) → 2NaOH(aq) + H2(g) + Cl2(g) (*)
Bài 3:
a) Yếu hơn.
b) Đậm hơn.
Bài 4:
a) = -535 kJ
= -486 kJ
b) PƯ1.
Bài 5:
a) Nước màu vàng lục, có mùi xốc.
b) Vì để ngăn ngừa nước bị tái nhiễm vi khuẩn.
c) Dùng than hoạt tính, máy lọc nước…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Hóa học 10 Cánh diều, giải Hóa học 10 Cánh diều trang 99, giải Hóa học 10 CD trang 99
Bình luận