Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 17 Nguyên tố và đơn chất halogen

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 17 Nguyên tố và đơn chất halogen - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho 1,2 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với khí chlorine thu được 4,75 gam muối chloride. Kim loại cần tìm là

  • A. Mg.
  • B. Zn.
  • C. Cu.
  • D. Ca.

Câu 2: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:

  • A. Cl2.
  • B. Br2.
  • C. F2.
  • D. I2.

Câu 3: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen?

  • A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng.
  • B. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước.
  • C. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
  • D. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:

  • A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide.
  • B. Có đơn chất ở dạng X2.
  • C. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide.
  • D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất. 

Câu 5: Xu hướng biến đổi nào dưới đây là đúng trong nhóm halogen theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

  • A. Khả năng phản ứng tăng.
  • B. Màu sắc của các đơn chất halogen nhạt dần.
  • C. Nhiệt độ sôi giảm dần.
  • D. Kích thước các nguyên tử tăng. 

Câu 6: Một số ứng dụng của các halogen được nêu ra dưới đây.

1. Khắc chữ lên thủy tinh. 

2. Dung dịch của halogen X trong cồn làm chất cầm máu, sát trùng.

3. Diệt trùng nước sinh hoạt.

4. Sử dụng làm thuốc hóa học bảo vệ thực vật.

5. Tráng phim ảnh.            

6. Trộn vào muối ăn.

7. Sản xuất phân bón.        

8. Chất tẩy uế trong bệnh viện.

Các ứng dụng của chlorine và hợp chất của chlorine là

  • A. 1, 2, 3.
  • B. 4, 5, 6.
  • C. 3, 4, 8.
  • D. 5, 6, 7. 

Câu 7: Phản ứng hoá học giữa hydrogen và chlorine xảy ra trong điều kiện:

  • A. Ở nhiệt độ thấp.
  • B. Khi có ánh sáng.
  • C. Trong bóng tối, nhiệt độ thường.
  • D. Trong bóng tối, nhiệt độ cao. 

Câu 8: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :

  • A. chlorine.
  • B. fluorine.
  • C. bromine.
  • D. iodine. 

Câu 9: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …

  • A. Tăng dần.
  • B. Không có quy luật.
  • C. Giảm dần.
  • D. Không thay đổi. 

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá –1.
  • B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
  • C. Các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
  • D. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.

Câu 11: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là

  • A. liên kết ion.
  • B. cộng hóa trị có cực.
  • C. liên kết cho nhận.
  • D. cộng hóa trị không cực.

Câu 12: Nguyên tố chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá nào dưới đây?

  • A. +1.
  • B. 0.
  • C. +3.
  • D. +2. 

Câu 13: Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?

  • A. HBr.
  • B. NaBr.
  • C. AgBr.
  • D. AgCl. 

Câu 14: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất

  • A. NaCl, NaClO3, NaOH.
  • B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
  • C. NaCl, NaClO, H­2O.
  • D. NaCl, NaClO3, Cl2

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

  • A. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidrogen.
  • B. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
  • C. Có số oxi hóa âm trong mọi hợp chất.
  • D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron. 

Câu 16: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là

  • A. ns2np3.
  • B. ns2p5.
  • C. ns2np6.
  • D. ns2np4.

Câu 17: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:

  • A. tăng dần.
  • B. giảm dần.
  • C. không thay đổi.
  • D. vừa tăng, vừa giảm. 

Câu 18: Sắp xếp thứ tự thao tác hợp lí khi tiến hành thí nghiệm điều chế chlorine và thử tính tẩy màu của khí chlorine ẩm.

1. Lấy kẹp gỗ hoặc giá gỗ kẹp ống nghiệm.

2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chưa KMnO4.

3. Lấy một lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm.

4. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm để ở miệng ống nghiệm.

5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút sao cho 3 – 4 giọt dung dịch HCl đặc vào ống chứa KMnO4.

  • A. 1, 5, 2, 3, 4.
  • B. 1, 3, 4, 2, 5.
  • C. 1, 2, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 5, 4. 

Câu 19: Nung 8,1 gam bột aluminum với 38,1 gam iodine, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng (g) aluminum iodide thu được là

  • A. 32,64.
  • B. 46,2.
  • C. 36,96.
  • D. 97,92.

Câu 20: Trong các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên?

  • A. Iodine.
  • B. Chlorine.
  • C. Bromine.
  • D. Astatine.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác