Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 10 cánh diều bài 16 Tốc độ phản ứng hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 bài 16Tốc độ phản ứng hóa học - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A. Áp suất.
  • B.Chất xúc tác.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Nồng độ.

Câu 2: Cho phản ứng:  2X(g) + Y(g) → Z(g) + T(g). Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?

  • A. Tốc độ tăng lên 3 lần.
  • B. Tốc độ giảm đi 27 lần.
  • C. Tốc độ giảm đi 3 lần.
  • D. Tốc độ tăng lên 27 lần.

Câu 3: Cho phản ứng:2 SO2 + O2 => 2SO3. Tốc độ phản ứng thuận tăng lên 4 lần khi

  • A. Tăng nồng độ SO2 lên 2 lần.
  • B. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần.
  • C. Tăng nồng độ SO2 lên 4 lần.
  • D. Tăng nồng độ SO2 và O2 lên 2 lần.

Câu 4: Tốc độ phản ứng tại một thời điểm của phản ứng đơn giản 2A + B => C được tính bằng biểu thức:

v = k $C_{A}^{2}$ . $C_{B}$

Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào

  • A. Nồng độ của chất
  • B. Thời gian xảy ra phản ứng.
  • C. Nồng độ của chất.
  • D. Nhiệt độ của phản ứng.

Câu 5: Cho 10 gam đá vôi ở dạng viên ở nhiệt độ phòng (25 ℃) vào cốc đựng 100 gam hydrochloric acid loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35 ℃. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

Số thứ tự

Nhiệt độ (℃)

Khối lượng cốc

Thời điểm đầu

Sau 1 phút

1

25

235,40

235,13

2

35

235,78

235,21

Hệ số nhiệt độ của phản ứng là:

  • A. 2,11.
  • B. 2,34.
  • C. 2,21.
  • D. 2,14.

Câu 6: Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) => 2NH3 (g). Tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành của NH3 như thế nào?

  • A. Bằng ½.
  • B. Bằng 3/2.
  • C. Bằng 1/3.
  • D. Bằng 2/3.

Câu 7. Cho phản ứng hoá học: A(g) + B(g)  => C(g) + D(g). Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • A. Áp suất.
  • B. Nồng độ chất C và chất
  • C. Chất xúc tác.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 8: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là

  • A. 0,0003 mol/L. s.
  • B. 0,00015 mol/L.s.
  • C. 0,00025 mol/L.s.
  • D. 0,0002 mol/L.s

Câu 9: Trong dung dịch phản ứng thuỷ phân ethyl acetate (CH3COOC2H5) có xúc tác acid vô cơ xảy ra như sau:

CH3COOC2H5 + H2O    =>  CH3COOH + C2H5OH

Chọn phát biểu đúng?

  • A. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid tăng dần theo thời gian
  • B. Acid HCl chuyển hoá dần thành acid CH3COOH nên nồng độ acid HCl giảm dần theo thời gian.
  • C. Tại thời điểm ban đầu, nồng độ acid trong bình phản ứng bằng 0.
  • D. Tỉ lệ mol giữa chất đầu và chất sản phẩm luôn bằng 1.

Câu 10: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín:H2 (g) + Br2 (g => 2HBr (g) thu được số liệu như sau:

Thời gian (phút)

Nồng độ Br2 (M)

t1 = 0

0,072

t2 = 2

0,048

Bảng 6.17. Sự biến đổi nồng độ Br2 theo thời gian

Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là

  • A. 6.10-4 mol/(L.s).
  • B. 2.10-4 mol/(L.s).
  • C. 8.10-4 mol/(L.s).
  • D. 4.10-4 mol/(L.s).

Câu 11: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 10 ℃ thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Khi tăng nhiệt độ từ 20 ℃đến 100 ℃ tốc độ phản ứng tăng

  • A. 14 lần.
  • B. 256 lần.
  • C. 16 lần.
  • D. 64 lần.

Câu 12: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 13: Chất làm tăng tốc độ phản ứng hoá học mà không bị biến đổi chất được gọi là

  • A. Chất xúc tác.
  • B. Chất sản phẩm.
  • C. Chất tham gia.
  • D. Chất trung gian.

Câu 14: Sự thay đổi nào dưới đây không làm tăng tốc độ phản ứng xảy ra giữa dây magnesium và dung dịch hydrochloric acid?

  • A. Cuộn dải magnesium thành một quả bóng nhỏ.
  • B. Tăng nồng độ của hydrochloric acid.
  • C. Nghiền mảnh magnesium thành bột.
  • D. Tăng nhiệt độ của hydrochloric acid.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng đơn giản là phản ứng xảy ra theo một bước.

(2) Phản ứng đơn giản là phản ứng có các hệ số tỉ lượng trong phương trình hoá học bằng nhau và bằng 1.

(3) Tốc độ của một phản ứng đơn giản tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

(4) Tốc độ của mọi phản ứng hoá học đều tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

(5) Hằng số tốc độ của phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng đều bằng nhau và bằng 1.

(6) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào thời gian.

(7) Hằng số tốc độ của phản ứng là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1 M.

(8) Hằng số tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng.

Số phát biểu đúng là

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 5.

Câu 16: Để hoà tan một tấm Zn trong dung dịch acid HCl ở 20 ℃ thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dung dịch acid HCl nói trên ở 40 ℃ trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết tấm Zn đó trong dungdịch acid HCl trên ở 55 ℃ thì cần bao nhiêu thời gian?

  • A. 20 s.
  • B. 34,64 s.
  • C. 60 s.
  • D. 40 s.

Câu 17: Cho phản ứng hoá học:2KClO3(s) => 2KCl(s) +3O2(g). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới tốc độ của phản ứng trên?

  • A. Kích thước tinh thể KClO3.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Áp suất
  • D. Chất xúc tác.

Câu 18: Khi nhiệt độ tăng thêm 10  ℃, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 4 lần. Tốc độ phản ứng đó sẽ giảm đi bao nhiêu lần nhiệt khi nhiệt độ giảm từ 70 ℃ xuống 40 ℃?

  • A. 32 lần.
  • B. 64 lần.
  • C. 16 lần.
  • D. 8 lần.

Câu 19: Cho phản ứng thực hiện trong bình khí có piston: A(g) + 2B(g)  => C(g) + D(g). Khi nén piston làm tăng áp suất chung hỗn hợp đầu lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên

  • A. 4 lần.
  • B. 8 lần.
  • C. 6 lần.
  • D. 9 lần.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
  • B. Trong quá trình sản xuất rượu (ethanol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
  • C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
  • D. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác