Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 14 Phản ứng hóa học và enthalpy
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 14 Phản ứng hóa học và enthalpy.- sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trường hợp nào sau đây là quá trình chuyển hóa từ hóa năng thành nhiệt năng?
A. Than được đốt để đun sôi nước.
- B. Sử dụng pin mặt trời trong đời sống.
- C. Nước đá bốc hơi trong phòng kín.
- D. Hòa tan đường saccarose với nước cất.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng đối với phản ứng thu nhiệt?
- A. Tùy vào phản ứng thu nhiệt mà tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn sản phẩm có thể bằng, nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiệt tạo thành chuẩn của chất tham gia.
- B. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm .
C. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các sản phẩm lớn hơn tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tham gia.
- D. Tổng giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các chất phản ứng và sản phẩm bằng nhau.
Câu 3: Khi calcium phản ứng với nước, nhiệt độ thay đổi từ 18°C đến 39°C. Phản ứng của calcium với nước là
- A. phản ứng thuận nghịch.
- B. phản ứng phân hủy.
C. phản ứng tỏa nhiệt.
- D. phản ứng thu nhiệt.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt?
- A. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường.
- C. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
- D. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0.
Câu 5: Cho các phát biểu sau về phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
1. Trong một phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt.
2. Nhiệt độ của phản ứng thu nhiệt tăng lên vì nhiệt được thu vào.
3. Đốt methane trong không khí là một phản ứng tỏa nhiệt.
Các phát biểu đúng là
- A. Chỉ 1 và 2.
- B. 1, 2 và 3.
C. Chỉ 1 và 3.
- D. Chỉ 2 và 3.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- A. Trong phản ứng tỏa nhiệt, enthalpy tạo thành của sản phẩm có giá trị lớn hơn hơn enthalpy tạo thành của các chất phản ứng.
B. Toàn bộ các phản ứng hóa học đều là phản ứng tỏa nhiệt.
- C. Phản ứng tỏa nhiệt làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng lên
- D. Quá trình đốt cháy ethanol, đốt cháy nhiên liệu là quá trình tỏa nhiệt.
Câu 7: Một phản ứng có $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= -890,3 kJ/mol. Đây là phản ứng
- A. Phân hủy.
B. Tỏa nhiệt.
- C. Trao đổi.
- D. Thu nhiệt.
Câu 8: Phản ứng hóa học trong đó có sự truyền năng lượng từ hệ sang môi trường xung quanh nó được gọi là
A. Phản ứng tỏa nhiệt.
- B. Phản ứng trung hòa.
- C. Phản ứng thu nhiệt.
- D. Phản ứng trao đổi.
Câu 9: Quá trình nào dưới đây là quá trình thu nhiệt?
- A. Đốt cháy khí hydrogen.
B. Chưng cất dầu mỏ.
- C. Phản ứng potassium với nước.
- D. Sử dụng xăng trong động cơ ô tô.
Câu 10: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
- A. Quá trình đốt cháy ethanol.
B. Phản ứng phân hủy postassium chlorate.
- C. Phản ứng của hydrochloric acid với sodium hydroxide.
- D. Quá trình hô hấp ở thực vật.
Câu 11: Khi hòa tan ammonium nitrate vào nước, nhiệt độ của nước giảm. Phát biểu nào dưới đây giải thích đúng cho quá trình được miêu tả ở trên?
A. Ammonium nitrate tan được trong nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt.
- B. Ammonium nitrate tan trong nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt.
- C. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng tỏa nhiệt.
- D. Ammonium nitrate phản ứng với nước và quá trình này là phản ứng thu nhiệt.
Câu 12: Cho một số phản ứng hóa học sau:
Methane + oxygen → carbon dioxide + nước
Sodium + nước → Sodium hydroxide + hydrogen
Magnesium + hydrochloric acid → magnesium chloride + hydrogen
Điểm chung của các phản ứng trên là
- A. Đều là phản ứng trung hòa.
- B. Đều là phản ứng thu nhiệt.
C. Đều là phản ứng tỏa nhiệt.
- D. Đều là phản ứng đốt cháy.
Câu 13: Phản ứng thu nhiệt là gì?
- A. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự truyền năng lượng, chủ yếu dưới dạng giải phóng nhiệt hoặc ánh sáng ra môi trường bên ngoài.
- B. Là tổng năng lượng liên kết trong phân tử của chất đầu và sản phẩm phản ứng.
C. Là một loại phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự hấp thụ năng lượng thường là nhiệt năng từ môi trường bên ngoài vào bên trong quá trình phản ứng.
- D. Là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết đó tạo thành nguyên tử ở thể khí.
Câu 14: Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O2(g)→ CO2(g). Enthalpy hình thành của CO2 là -353,61 (kJ/mol). Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị
A. -353,61.
- B. +707,22.
- C. -707,22.
- D. +353,61.
Câu 15: Quá trình nào dưới đây không giải phóng nhiệt?
- A. Phản ứng hydrogen với oxygen.
B. Nung đá vôi để thu được vôi sống.
- C. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
- D. Phản ứng cháy của acetylene với oxygen.
Câu 16: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau:
ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = +235,21 kJ (1)
3H2(g) + N2(g) → 2NH3(g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$= -91,8 kJ (2)
2H2S(g) + SO2(g)→ 2H2O(g) + 3S(s) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = -237 kJ (3) H2O(g) →H2 + 1/2O2(g) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = +241,8 kJ (4)
Cặp phản ứng thu nhiệt là
- A. (2) và (4).
- B. (2) và (3).
C. (1) và (4).
- D. (1) và (2).
Câu 17: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P thấy phản ứng hóa học xảy ra như sau:
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1)
4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s) (2)
Khi ngừng đun nóng phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra. Nhận định nào dưới đây là đúng?
- A. Phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt.
- C. Cả 2 phản ứng đều tỏa nhiệt.
- D. Cả 2 phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 18: Điều kiện chuẩn là
A. Áp suất 1 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L.
- B. Áp suất 1 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L.
- C. Áp suất 0 bar, 25oC, nồng độ 1 mol/L.
- D. Áp suất 0 bar, 0oC, nồng độ 1 mol/L.
Câu 19: Trong các quá trình sau, quá trình nào cho giá trị biến thiên enthalpy là dương?
1, Nhiệt độ tăng khi hòa tan calcium chloride vào nước.
2, Đốt cháy acetylen trong đèn hàn xì.
3, Nước sôi.
4, Sự thăng hoa của đá khô.
- A. Quá trình 2 và 3.
B. Quá trình 3 và 4.
- C. Quá trình 4.
- D. Quá trình 1.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau?
2Fe + 3CO2 → Fe2O3 + 3CO $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = +26,6 kJ
- A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.
- B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.
- C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng.
D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng.
Xem toàn bộ: Giải bài 14 Phản ứng hóa học và enthalpy
Bình luận