Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 4 Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 4 Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử- sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Số electron tối đa trên orbital p là bao nhiêu

  • A. 8.
  • B. 6.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 2: Orbital nguyên tử là gì?

  • A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 95%.
  • B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có thể tìm thấy electron.
  • C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất tìm thấy electron khoảng 90%.
  • D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

Câu 3: Orbital tiếp theo được lấp đầy sau 4s là

  • A. 3p.
  • B. 3d.
  • C. 5s.
  • D. 4p.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?

  • A. Khác nhau về mức năng lượng.
  • B. Có cùng mức năng lượng.
  • C. Có cùng sự định hướng không gian.
  • D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 5: Hãy cho biết lớp N có thể chứa tối đa bao nhiêu electron?

  • A. 8.
  • B. 2.
  • C. 18.
  • D. 32.

Câu 6: Số electron tối đa trên orbital 2s là bao nhiêu?

  • A. 3.
  • B. 8.
  • C. 6.
  • D. 2.

Câu 7: Số electron có trên lớp L của nguyên tử Carbon (Z = 6) là

  • A. 5.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 8: Lớp electron thứ 4 có kí hiệu là gì?

  • A. K.                                
  • B. L.                                     
  • C.  M.                                     
  • D. N.

Câu 9: Kí hiệu và số electron tối đa có trên lớp electron ứng với giá trị n = 2 tương ứng là

  • A. Lớp L và 2e.
  • B. Lớp L và 8e.
  • C. Lớp K và 6e.
  • D. Lớp K và 8e.

Câu 10: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa

  • A. 4 electron.
  • B. 3 electron.
  • C. 2 electron.
  • D. 1 electron.

Câu 11: Các orbital trong một phân lớp electron

  • A. Khác nhau về mức năng lượng.
  • B. Có cùng mức năng lượng.
  • C. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
  • D. Có cùng sự định hướng trong không gian.

Câu 12: Số electron tối đa ở lớp thứ 3 là

  • A. 32.
  • B. 28.
  • C. 8.
  • D. 18.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Orbital trong cùng một lớp electron có hình dạng và định hướng không gian tương tự nhau.
  • B. Orbital s có dạng hình số tám nổi gồm 3 orbital định hướng theo ba hướng khác nhau.
  • C. Orbital trong cùng một phân lớp electron có hình dạng tương tự nhau nhưng khác nhau về định hướng không gian.
  • D. Orbital s có dạng hình số tám nổi, orbital p có dạng hình cầu.

Câu 14: Trong nguyên tử Chlorine (Z = 17), số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

  • A. 7.
  • B. 5.
  • C. 9.
  • D. 2.

Câu 15: Nguyên tử nào sau đây có 5 electron trên lớp L?

  • A. 11Na.
  • B. 7N.
  • C. 13Al.
  • D. 6C.

Câu 16: Số electron có trên lớp L của nguyên tử Nitrogen (Z = 7) là

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 5.

Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Trong nguyên tử hydrogen electron thường được tìm thấy

  • A. cả bên trong và bên ngoài hạt nhân vì electron luôn được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.
  • B. bên ngoài hạt nhân song ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.
  • C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân vì thể tích nguyên tử là mây electron của nguyên tử đó.
  • D. trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 18: Chọn câu phát biểu đúng?

  • A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4.
  • B. Số orbital có trong lớp N là 9.
  • C. Số orbital có trong lớp M là 8.
  • D. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4.

Câu 19: Khẳng định nào dưới đây là đúng? Orbital py có dạng hình số tám nổi

  • A. Không định hướng theo trục nào.
  • B. được định hướng theo trục y.
  • C. được định hướng theo trục x.
  • D. được định hướng theo trục z.

Câu 20: Chọn phát biểu đúng về orbital nguyên tử (AO)?

  • A. Quỹ đạo chuyển động của electron.
  • B. Bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
  • C. Vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
  • D. Vùng không gian quanh nhân, trong đó có xác suất gặp electron khoảng 90%.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác