Soạn giáo án hóa học 10 cánh diều Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 4. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
· Trình bày và so sánh được mô hình nguyên tử thei Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại.
· Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng eletron trong một AO.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc lớp vỏ nguyên tử.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Borh với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên tong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
· Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày và so sánh được mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại. Nêu được khái niệm khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong một AO.
· Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng về mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr đã học ở môn KHTN 7 và thảo luận nội dung mới trong sgk, HS thu nhận được kiến thức mới về mô hình nguyên tử hiện đại và khái niệm về AO và các hình dạng của AO, số lượng electron trong một AO.
· Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để so sánh, phân tích được hai mô hình nguyên tử. Mô tả được hình dạng các AO (s,p)
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
· Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
· Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
· HS huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học để nhớ lại các kiến thức về sự chuyển động của electron theo mô hình Rutherford – Bohr, từ đó xác định nhiệm vụ cần giải quyết được đặt ra trong bài học.
· Góp phần phát triển các biểu hiện của năng lực nhận thức hóa học
b) Nội dung: Thông qua hoạt động của cá nhân: nhận biết mô hình hành tinh nguyên tử từ mô hình nguyên tử hiện đại.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS: Hình 4.1 a là mô hình hiện đại; hình 4.1 b là mô hình hành tinh nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV sử dụng hình 4.1 trong sgk hoặc sử dụng hình ảnh động về hai mô hình nguyên tử của helium hoặc hydrogen chiếu lên cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận ra mô hình hành tinh nguyên tử, cho biết hình nào thể hiện mô hình hiện đại của nguyên tử.
Câu hỏi mở đầu: “Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử và mô hình hiện đại nguyên tử. Theo em, trong hai hình bên, hình nào thể hiện mô hình hành tinh nguyên tử, hình nào thể hiện mô hình hiện đại của nguyên tử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Hình 4.1 a là mô hình hiện đại của nguyên tử, hình 4.1b là mô hình hành tinh nguyên tử. Để biết được tại sao có mô hình hành tinh nguyên tử rồi, các nhà khoa học vẫn đưa ra một mô hình hiện đại mới. Vậy mô hình hiện đại đã khắc phục được những nhược điểm gì của mô hình hành tinh nguyên tử và để tìm hiểu rõ hơn về mô hình hiện đại, chúng ta cùng nhau tìm hiều Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mô hình nguyên tử.
a) Mục tiêu: Trình bày và so sánh được mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại. Góp phân phát triển các năng lực và phẩm chất mục I.2, I.3.
b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm/ cặp: Tìm hiểu về mô hình Rutherford – bohr và mô hình hiện đại của nguyên tử.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, huy động kiến thức kĩ năng đã học và kết hợp thông tin trong sgk, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đọc thông tin sgk kết hợp với chiếu hình 4.3, trả lời các câu hỏi: (1) Sự khác biệt cơ bản của mô hình hiện đại với mô hình Rutherford là gì? Lập bảng so sánh hai mô hình này. (2) Trong mô hình này các electron chuyển động như thế nào? (3) Xác suất tìm thấy electron trong các đám mây electron ở hình 4.3 khoảng bao nhiêu phần trăm? (4) Trả lời câu 2 sgk trang 23
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Mô hình nguyên tử 1. Mô hình Rutherford – Borh (1) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân (2) Electron quay xung quanh hạt nhân tròn như các hành tinh cung quanh mặt trời. (3) Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao. (4) Trả lời câu 1 sgk trang 21: Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải thu năng lượng. Vì năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách của electron đó tới hạt nhân nguyên tử. (5) Quan sát hình 4.2, theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, electron được sắp xếp vào các lớp:
=> Nhận xét: Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2, với n là số thứ tự lớp electron (n ≤ 4) (6) 2. Mô hình hiện đại về nguyên tử - Trả lời câu hỏi: (1) Sự khác biệt cơ bản của mô hình hiện đại với mô hình Rutherford – Bohr là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định.
(2) Electron chuyển động xung quanh hạt nhân rất nhanh trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân với xác suất tìm thấy khác nhau, sự chuyển động này tạo nên một hình ảnh như một đám mây electron. (3) Xác suất tìm thấy electron ở hình 4.3 là khoảng 90%. (4) Trả lời câu 2 sgk trang 23: Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài là khoảng 10% |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác