Soạn giáo án hóa học 10 cánh diều Bài 9. Quy tắc octet
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hóa học 10 Bài 9. Quy tắc octet sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 9. QUY TẮC OCTET
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
· Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A.
· Vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học ở các nguyên tố nhóm A.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quy tắc octet.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học;Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được hoàn thành nhiệm vụ học tập.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
· Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A, vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học ở các nguyên tố nhóm A.
· Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở môn KHTN 7, kết hợp thông tin sgk, HS thu nhận kiến thức về quy tắc octet.
· Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng quy tắc octet để mô tả được quá trình hình thành liên kết trong một số phân tử hợp chất (liên kết đơn, đôi, ba, liên kết ion)
3. Phẩm chất
· Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
· Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
· Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học về đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm ở môn KHTN7, vốn hiểu biết thực tế, từ đó HS xác định nhiệm vụ cần giải quyết được đặt ra trong bài học.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân xác định nhiệm vụ cần giải quyết.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS (có thể chưa đầy đủ, chính xác, GV không đánh giá)
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra tình huống trong phần mở đầu của sgk: Viên bi rơi từ trên cao (vị trí có năng lượng cao hơn) xuống dưới đất (vị trí có năng lượng thấp hơn) mà không tự lăn theo chiều ngược lại.
Hãy cho biết quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn) hay kém bền hơn (năng lượng cao hơn).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS không sử dụng sgk, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS đại diện nhóm xung phong phát biểu trả lời.
Đáp án: Quá trình trên diễn ra theo xu hướng tạo nên hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn).
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV ghi nhận các câu trả lời và kết nối vào bài học: Các nguyên tử cũng có xu hướng tạo hệ bền hơn (năng lượng thấp hơn). Để biết được xu hướng đó diễn ra như thế nào thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu Bài 9. Quy tắc octet.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc octet
a) Mục tiêu: Trình bày được quy tắc octet với các nguyên tố nhóm A.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân: Nêu được quy tắc octet, đặc điểm của quy tắc octet
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quy tắc octet.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, huy động kiến thức kĩ năng đã học và kết hợp thông tin trong sgk, yêu cầu HS thảo luận trả lời phiếu học tập số 1:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Quy tắc octet (1) Quy tắc octet là trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm. Lewis là người đầu tiên đưa ra quy tắc này. Quy tắc này nói về xu hướng các nguyên tử trở nên bền vững hơn trong phản ứng hóa học. (2) Đặc điểm của quy tắc octet là các nguyên tử khí hiếm bền vững hơn rất nhiều so với các nguyên tử khác cùng chu kì nên rất khó tham gia phản ứng hóa học. Điều này do chúng có lớp electron ngoài cùng đã bão hòa với 8 electron ( ngoại lệ là He với electron ngoài cùng bão hòa 2 electron) (3) Xu hướng chung của các nguyên tử liên kết với nhau là tạo ra một lớp electron ngoài cùng như của khí hiếm để mỗi nguyên tử đó trở nên bền vững hơn. Những liên kết hóa học em biết là: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. (4) Nguyên tố Ne và Ar có lớp electron ngoài cùng bền vững. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác