Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phân vi sinh chủ yếu dùng để:

  • A. Bón lót
  • B. Bón thúc
  • C. Bón lót và bón thúc
  • D. Bón lá

Câu 2: Đâu là giá thể hữu cơ?

  • A. Rêu than bùn
  • B. Đá trân châu Perlite
  • C. Đá Vermiculite
  • D. Sỏi nhẹ Keramzit

Câu 3: Phân vi sinh cần bảo quản ở nhiệt độ

  • A. trên 30oC
  • B. dưới 30oC
  • C. dưới 40oC
  • D. trên 40oC

Câu 4: Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém do sâu, bệnh phá hại dẫn đến:

  • A. Giảm năng suất
  • B. Giảm chất lượng
  • C. Giảm tính thẩm mĩ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Phân hữu cơ đã ủ có đặc điểm:

  • A. Màu nâu
  • B. Màu nâu đen
  • C. Xốp
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Giá thể hữu cơ có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Thực vật
  • B. Động vật
  • C. Thực vật và động vật
  • D. Đá, cát, sỏi

Câu 7: Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?

  • A. Sinh trưởng và phát triển kém
  • B. Sinh trưởng kém
  • C. Phát triển kém
  • D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

Câu 8: Đất xám bạc màu là:

  • A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
  • B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
  • C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
  • D. Có tính chua với pH < 4,5 

Câu 9: Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh là:

  • A. Tăng lượng mùn trong đất
  • B. Tăng độ phì nhiêu cảu đất
  • C. Cân bằng pH
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Cây trồng nào không phù hợp canh tác trên đất mặn?

  • A. Sú.
  • B. Ngô.
  • C. Cói.
  • D. Vẹt.

Câu 11: Cấu tạo của phân bón tan chậm có kiểm soát:

  • A. Phần vỏ
  • B. Phần nhân
  • C. Phần  vỏ và phần nhân
  • D. Đáp án khác

Câu 12: Có bao nhiêu biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 13: Các đặc điểm khác nhau về hình thái của bắp ngô trong hình A, B 

Các đặc điểm khác nhau về hình thái của bắp ngô trong hình A, B

  • A. râu ngô.
  • B. thân ngô.
  • C. thân, rễ ngô.
  • D. thân, râu ngô.

Câu 14: Đất phèn là:

  • A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
  • B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
  • C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
  • D. Có tính chua với pH < 4,5

Câu 15: So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8:

So sánh hàm lượng vitamin C của các giống cam trong Hình 9.8:

  • A. Hàm lượng vitamin của giống cam NO-3 -> giống cam NO-1 -> giống cam RNO-1 -> giống cam NO-2.
  • B. Hàm lượng vitamin của giống cam NO-3-> giống cam NO-2 -> giống cam RNO-1 -> giống cam NO-1.
  • C. Hàm lượng vitamin của giống cam RNO-1-> giống cam NO-2 -> giống cam NO-3  -> giống cam NO-1.
  • D. Hàm lượng vitamin của giống cam NO-3 -> giống cam NO-2 -> giống cam NO-1 -> giống cam RNO-1.

Câu 16: Độ phì nhiêu của đất là

  • A. khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nhiệt và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  • B. khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  • C. khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  • D. khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

Câu 17: Để tạo ra một giống cây trồng mới cần tác động lên những yếu tố nào?

  • A. Gen, ánh sáng.
  • B. Gen, nước.
  • C. Gen, môi trường.
  • D. Gen, nhiệt độ.

Câu 18: Tính chất của đất trồng được chia làm mấy nhóm?

  • A. 1                                                            
  • B. 2
  • C. 3                                                             
  • D. 4

Câu 19: Vật liệu nhân giống của cây lúa là

  • A. rễ.
  • B. hạt.
  • C. lá.
  • D. thân.

Câu 20: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp là vai trò của

  • A. Phần rắn
  • B. Phần khí
  • C. Phần lỏng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Thế nào là giống gốc?

  • A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.
  • B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương
  • C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp.
  • B. Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất hô hấp.
  • C. Nhiệt độ thấp làm tăng hiệu suất quang hợp.
  • D. Nhiệt độ thấp làm thúc đẩy già hóa.

Câu 23:  Có mấy phương pháp chọn giống cây trồng?

  • A. 1                                                                      
  • B. 2
  • C. 3                                                                      
  • D. 4

Câu 24: Có bao nhiêu nguyên tố được coi là dinh dưỡng của cây trồng?

  • A. 14
  • B. Trên 14
  • C. Trên 60
  • D. 60

Câu 25:  Đâu là phương pháp chọn lọc giống cây trồng?

  • A. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp
  • B. Phương pháp chọn lọc cá thể
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 26: Yếu tố nào giúp cây trao đổi khí giữa rễ cây và môi trường?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Ánh sáng.
  • C. Đất.
  • D. Dinh dưỡng.

Câu 27: Ưu điểm của phương pháp ghép

  • A. bộ rễ khỏe, sức sinh trưởng mạnh.
  • B. cây sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn.
  • C. hệ số nhân giống cao, dễ thực hiện.
  • D. chi phí thấp, tuổi thọ cao.

Câu 28: Cho các cây trồng sau, dãy nào gồm tất cả các cây thuộc nhóm nhiệt đới

  • A. vải, ổi, cà chua, mít, bưởi.
  • B. vải, ổi, nhãn, cà rốt, bơ.
  • C. vải, đào, nhãn, mít, mận.
  • D. vải, ổi, nhãn, mít, xoài.

Câu 29: Sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới là

  • A. Phương pháp giâm cành
  • B. Phương pháp chiết cành
  • C. Phương pháp ghép
  • D. Phương pháp hữu tính

Câu 30: Các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu á nhiệt đới là nhóm cây

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Á nhiệt đới.
  • D. Hàn đới.

Câu 31: Nhóm cây hàng năm có chu kì sống như thế nào?

  • A. Chu kì sống diễn ra trong 1 năm
  • B. Chu kì sống kéo dài nhiều năm
  • C. Chu kì sống diễn ra trong 2 năm
  • D. Chu kì sống diễn ra trong 5 - 10 năm

Câu 32: Nhóm cây ôn đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu:

  • A. Ôn đới
  • B. Nhiệt đới
  • C. Á nhiệt đới
  • D. Hàn đới

Câu 33: Nhóm cây lâu năm có chu kì sống như thế nào?

  • A. Chu kì sống diễn ra trong 1 năm
  • B. Chu kì sống kéo dài nhiều năm
  • C. Chu kì sống diễn ra trong 2 năm
  • D. Chu kì sống diễn ra trong 5 - 10 năm

Câu 34: Phòng trừ sâu bệnh giúp:

  • A. Giảm thiểu sâu bệnh hại
  • B. Đảm bảo năng suất
  • C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Đặc điểm của nhóm cây thân gỗ là:

  • A. Thân không hóa gỗ
  • B. Sống lâu năm
  • C. Cây thường nhỏ
  • D. Thân leo, thân bò.

Câu 36: Nhà trồng cây kiểm soát về:

  • A. Ánh sáng
  • B. Nhiệt độ
  • C. Độ ẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây một lá mầm?

  • A. Hành
  • B. Cam
  • C. Xoài
  • D. Lạc

Câu 38: Đồng bộ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp giúp:

  • A. Sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào
  • B. Tăng độ chính xác về kĩ thuật
  • C. Giảm thiểu lao động
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39:  Biện pháp cải tạo đất phèn là:

  • A. Làm thủy lợi
  • B. Bón vôi
  • C. Bón phân
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40: Vai trò đầu tiên của ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là:

  • A. Đảo bảo an ninh lượng thực.
  • B. Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp.
  • C. Tham gia vào xuất khẩu.
  • D. Tạo việc làm cho người lao động.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác