Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 8 Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 8 Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tố X thuộc vào chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố

  • A. Ca (Z = 20).
  • B. Na (Z = 11).
  • C. Mg (Z = 12).
  • D. Be (Z = 4). 

Câu 2: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hydrogen là RH3. Trong oxide mà R có hoá trị cao nhất thì oxygen chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là

  • A. S.
  • B. P.
  • C. N.
  • D. As.

Câu 3: Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, ­15P, 17Cl là

  • A. giảm dần.
  • B. tăng dần.
  • C. không thay đổi.
  • D. không xác định. 

Câu 4: Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Phát biểu nào đúng?

  • A. Q thuộc chu kì 4.
  • B. M, Q thuộc chu kỳ 1.
  • C. Các nguyên tố đều thuộc chu kỳ 1.
  • D. Y, M thuộc chu kì 3. 

Câu 5: Nguyên tố R có công thức oxide cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hydrogen là

  • A. HR.
  • B. RH4.
  • C. RH3.
  • D. H2R. 

Câu 6: Iron là kim loại được con người sử dụng với khối lượng lớn nhất, chiếm trên 90% tổng khối lượng các kim loại. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử Fe (ở trạng thái cơ bản) là 3d64s2 thì nguyên tố này được xếp vào bảng tuần hoàn ở nhóm 

  • A. VIB.
  • B. VIIIA.
  • C. VIIIB.
  • D. VIIB.

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố B thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron thu gọn nào sau đây phù hợp với nguyên tố B?

  • A. [Ar]4s24p5.
  • B. [Ar]3s23p5.
  • C. [Ne]3s23p5.
  • D. [Ne]3s23p4

Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có chứa 9 proton và 19 hạt neutron. X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

  • A. VIIA.
  • B. IIIA.
  • C. VIIIA.
  • D. IA. 

Câu 9: Aluminium là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và có trong thành phần của đất sét, khoáng vật criolit.....Trong bảng tuần hoàn, Aluminium thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Aluminium ở trạng thái cơ bản là

  • A. 3s23p3.
  • B. 3s23p1.
  • C. 3s23p5.
  • D. 3s23p4

Câu 10: Oxygen, sulfur, selenium và tellurium đều thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Điểm chung của các nguyên tố là

  • A. Các nguyên tố có tính chất vật lí tương tự nhau.
  • B. Các nguyên tố trên đều là phi kim.
  • C. Các nguyên tố trên đều có 6 lớp electron.
  • D. Các nguyên tố trên đều có 6 electron ở lớp ngoài cùng. 

Câu 11: Hợp chất với hydrogen của nguyên tố có công thức RH4. Oxide cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là

  • A. 119Sn.
  • B. 207Pb.
  • C. 12C.
  • D. 28Si.

Câu 12: Cacium nằm trong nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố calcium bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

  • A. 11.
  • B. 20.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 13: Potassium và Krypton đều là các nguyên tố thuộc vào chu kì 4 trong đó Potassium là nguyên tố bắt đầu chu kì, Krypton là nguyên tố kết thúc chu kì. Nguyên nhân nào khiến Potassium có tính kim loại mạnh hơn so với Krypton?

  • A. Potassium có nhiều electron hơn so với Krypton.
  • B. Potassium có ít lớp electron hơn so với Krypton.
  • C. Potassium có nhiều proton hơn so với Krypton.
  • D. Potassium có ít electron lớp ngoài cùng hơn so với Krypton.

Câu 14: Các nguyên tố Na, Mg, Al có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Điểm chung của ba nguyên tố trên là

  • A. Đều là phi kim.
  • B. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  • C. Có số electron hóa trị bằng nhau.
  • D. Có cùng số lớp electron.

Câu 15: Các nguyên tố Cl, C, Mg, Al, S đều tạo hợp chất oxide với oxygen. Dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hóa trị cao nhất với oxygen là

  • A. Cl, C, Mg, Al, S.
  • B. Cl, Mg, Al, C, S.
  • C. Mg, Al, C, S, Cl.
  • D. S, Cl, C, Mg, Al.

Câu 16: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm B?

  • A. [Ar]3d34s2.
  • B. [Ne]3s23p5.
  • C. [Ar] 3d104s24p5.
  • D. [Ar]3d104s24p3.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4. R có công thức oxide cao nhất là

  • A. RO3.
  • B. R2O.
  • C. RO2..
  • D. R2O3

Câu 18: Ion kim loại chuyển tiếp X2+ có cấu hình điện tử [Ar]3d9. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

  • A. 30.
  • B. 29.
  • C. 27.
  • D. 28.

Câu 19: Một nguyên tử có cấu hình electron: 1s22s22p4. Nguyên tố này thuộc nhóm

  • A. VIIIA.
  • B. VIA.
  • C. IVA.
  • D. IIA. 

Câu 20: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen có công thức hóa học lần lượt là

  • A. R2O7, RH.
  • B. R2O5, RH5.
  • C. R2O3, RH.
  • D. R2O5, RH3.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác