Tắt QC

Trắc nghiệm Hoá học 10 Cánh diều Bài 9 Quy tắc octet

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 10 Bài 9 Quy tắc octet - sách Cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Số electron hóa trị trong nguyên tử chromium (Z = 24) là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 6
  • D. 3

Câu 2: Liên kết hóa học là

  • A. Sự kết hợp các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững.
  • B. Sự kết hợp các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
  • C. Sự kết hợp các phân tử hình thành các chất bền vững.
  • D. Sự kết hợp các chất tạo thành vật thể bền vững.

Câu 3: Vì sao các nguyên tử (không xét các nguyên tử khí hiếm) lại thường có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử?

  • A. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
  • B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được được cấu hình bền vững ở lớp ngoài cùng.
  • C. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
  • D. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững. 

Câu 4: Số electron hóa trị trong nguyên tử chlorine (Z = 17) là

  • A. 1
  • B. 7
  • C. 3
  • D. 5

Câu 5: Phân tử nào dưới đây “không tuân theo” quy tắc octet?

  • A. PCl5.
  • B. CH4.
  • C. NH3.
  • D. H2S. 

Câu 6: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Khi đó, mỗi nguyên tử I trong I2 đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?

  • A. Xe.
  • B. Ne.
  • C. Ar.
  • D. Kr.

Câu 7: Trong phân tử KI các nguyên tử potassium và iodine đều đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là các khí hiếm nào? (Cho 19K, 53I, 10Ne, 18Ar, 36Kr, 54Xe).

  • A. Xenon và neon.
  • B. Argon và xenon.
  • C. Neon và argon.
  • D. Krypton và argon.

Câu 8: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium(Z = 3)  và chlorine (Z = 17) có khuynhhướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?

  • A. Helium và argon.
  • B. Neon và argon.
  • C. Argon và helium.
  • D. Helium và neon.

Câu 9: Hợp chất nào sau đây là trường hợp không tuân theo quy tắc Octet?

  • A. CO2.
  • B. NO2.
  • C. Cl2.
  • D. H2O.

Câu 10: Nguyên tố A có 2 electron hóa trị, nguyên tố B có 5 electron hóa trị. Công thức của hợp chất ion tạo bởi A và B có thể là

  • A. A5B2.
  • B. A3B2.
  • C. A2B5.
  • D. A2B3

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?

  • A. Oxygen (Z = 8).
  • B. Hydrogen (Z = 1).
  • C. Fluorine (Z = 9).
  • D. Chlorine (Z = 17).

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 2 electron khi hình thành liên kết hoá học?

  • A. Calcium (Z = 20).
  • B. Aluminum (Z = 13).
  • C. Neon (Z = 10).
  • D. Oxygen (Z = 8).

Câu 13: Phân tử nào sau đây có nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?

  • A. AlCl3.
  • B. PCl5.
  • C. BeH2.
  • D. SiF4

Câu 14: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của  khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học?

  • A. Sulfur (Z = 16).
  • B. Oxygen (Z = 8).
  • C. Hydrogen (Z = 1).
  • D. Chlorine (Z = 17).

Câu 15: Trong các hợp chất, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất mỗi nguyên tử magnesium đã:

  • A. Nhường đi 2 e.
  • B. Nhận vào 1 e.
  • C. Nhường đi 3 e.
  • D. Nhận vào 2 e.

Câu 16: Cho các phân tử sau: F2, H2O, NaF, NH3, C2H4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình bền của khí hiếm Neon?

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 7.
  • D. 4.

Câu 17: Nguyên tử oxygen và nguyên tử magnesium có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm?

  • A. Nhận 2 elctron và nhường 2 electron.
  • B. Nhường 2 electron và nhận 2 electron.
  • C. Nhận 1 electron và nhường 2 electron.
  • D. Nhận 2 electron và nhường 1 electron.

Câu 18: Theo quy tắc bát tử thì nguyên tử có xu hướng đạt cấu trúc bền giống như:

  • A. Kim loại kiềm thổ gần kề.
  • B. Nguyên tử halogen gần kề.
  • C. Kim loại kiềm gần kề.
  • D. Nguyên tử khí hiếm gần kề.

Câu 19: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc Octet?

  • A. Z = 12.
  • B. Z = 11.
  • C. Z = 9.
  • D. Z = 10.

Câu 20: Khuynh hướng nào dưới đây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học:

  • A. Chia tách electron.
  • B. Dùng chung electron tự do.
  • C. Cho nhận electron.
  • D. Góp chung electron.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác