5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 96

5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 96. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 19: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Quy trình trồng trọt là gì, gồm những bước cơ bản nào? Con người đã sử dụng những loại máy móc thiết bị gì trong trồng trọt? Mục đích của việc sử dụng máy móc trong trồng trọt 

I. QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

CH1: Quan sát Hình 19.1, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, em hãy nêu các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt và ý nghĩa của từng bước.

Giải bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

CH2:

  1. Mô tả kĩ thuật làm đất cho một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

  2. Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về kĩ thuật làm đất trồng cây trong nhà có mái che.

CH3: Em hãy mô tả các công việc chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho một đối tượng cây trồng mà em biết.

CH4: Theo em, nếu thu hoạch không đúng thời điểm (sớm hoặc quá muộn) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt?

CH5: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1:

- Quy trình trồng trọt là một chuỗi công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định khi trồng trọt. 

- Các bước cơ bản trong quy trình trồng trọt:

Bước 1: Làm đất, bón phân lót                                Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh               Bước 4: Thu hoạch

- Một số máy móc: máy làm đất, máy cày, máy cấy, máy bay phun thuốc trừ sâu,...

- Mục đích: làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, giảm thiểu sức lao động cho con người.

I. QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

CH1: 

Bước 1: Làm đất, bón phân lót: Làm đất để làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng , diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bước 2: Gieo hạt, trồng cây con

Bước 3: Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh: đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

Bước 4: Thu hoạch

CH2:  1. Học sinh tự liên hệ thực tế địa phương mình.

2. Ví dụ: Phương pháp làm đất trồng cây cảnh trong chậu

- Chuẩn bị: đất màu, xơ dừa, trấu, tro, cỏ khô và phân bón.

- Thực hiện: Mỗi loại cây cảnh khác nhau thì tỉ lệ trộn đất trồng cũng sẽ khác nhau. 

CH3: Ví dụ cây cà chua:

Kỹ thuật chăm sóc:

- Tưới nước:

+ Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

+ Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

- Vun xới: Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

- Làm giàn: Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.

- Bấm ngọn và tỉa cành:

+ Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (. Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

+ Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.

Phòng trừ sâu bệnh hại: sử dụng thuốc đúng liểu lượng.

CH4: Khi thu hoạch quá chín dẫn đến hao hụt vì sản phẩm bị rụng quá nhiều, quả quá chín dễ bị dập, nát... Thu hoạch sớm quá thì sản phẩm trồng trọt còn xanh, chất lựơng không tốt.

CH5:

  • Phương pháp thủ công: Hái, nhổ, đào, cắt.

  • Phương pháp cơ giới: dùng máy thu hoạch

BÀI 19: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT VÀ CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT (Tiếp theo)

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT

CH1: Kể tên các loại máy móc sử dụng trong làm đất mà em biết. Theo em, việc sử dụng máy móc trong làm đất có vai trò gì trong trồng trọt?

CH2: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các máy móc sử dụng trong gieo trồng và ý nghĩa của các loại máy móc đó đối với sản xuất.

CH3: Theo em, việc sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu, bệnh trong trồng trọt có ý nghĩa như thế nào?

CH4: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các thiết bị sử dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

LUYỆN TẬP

CH1: Sắp xếp các hình ảnh dưới đây theo đúng trình tự các bước trong quy trình trồng trọt.

Giải bài 19 Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

CH2: Nêu những ứng dụng nổi bật của cơ giới hóa trong quá trình trồng trọt đang được áp dụng ở địa phương em.

CH3: Hãy chỉ ra những đặc điểm không đúng khi thực hiện cơ giới hóa trong trồng trọt:

a. Cơ giới hóa có thể được thực hiện ở rất nhiều khâu trong quá trình trồng trọt.

b. Cơ giới hóa trong trồng trọt có chi phí đầu tư thấp.

c. Cơ giới hóa giúp làm tăng diện tích trồng trọt.

d. Cơ giới hóa trong trồng trọt không có sự tham gia của con người.

e. Cơ giới hóa trong trồng trọt góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch.

g. Cơ giới hóa giúp chủ động thười vụ trồng trọt.

h. Cơ giới hóa giúp giải phóng sức lao động của con người và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

VẬN DỤNG

CH1: Tìm hiểu và đề xuất những bước có thể thực hiện cơ giới hóa trong trồng trọt ở địa phương em để nâng cao hiệu quả sản xuất

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT

CH1:

Máy móc: máy cày, máy làm đất trồng lúa. máy làm đất trồng hoa màu...

Việc sử dụng máy móc trong làm đất giúp rút ngắn thời gian làm đất, giải phóng sức lao động so với làm thủ công

CH2: máy cấy lúa

Ý nghĩa của máy cấy: giúp cắt giảm rất nhiều chi phí nhân công và thời gian gieo trồng cũng như tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây lúa so với việc cấy lúa bằng tay và gieo sạ. Máy cấy đem đến một cuộc cách mạng trong canh tác lúa và đảm bảo năng suất lúa ổn định hơn.

CH3: Người nông dân thay vì phải lội ruộng để phun thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Thì hiện tại vấn đề đó được giải quyết khi phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái. Máy bay phun thuốc có thể được thiết lập thông số và nó có thể bay tự động. Mọi thứ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

CH4: Ví dụ: Máy thu hoạch lúa đa năng

Dòng máy này được thiết kế theo kiểu đẩy tay, các lưỡi cắt bố trí theo hàng, giúp lúa sau khi cắt sẽ được xếp theo từng hàng ngay ngắn, thuận tiện cho việc thu gom. Máy không có chức năng đập lúa, nhưng tốc độ cắt nhanh, kích thước nhỏ gọn, thích hợp cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ. 

LUYỆN TẬP

CH1: a-b-d-e-c

CH2: Học sinh tự liên hệ

CH3: b - d 

VẬN DỤNG

CH1: Học sinh tự liên hệ thực tiễn

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức, giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 96, giải Công nghệ 10 trồng trọt KNTT trang 96

Bình luận

Giải bài tập những môn khác