5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 41

5 phút giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 41. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

MỞ ĐẦU

CH1: Phân bón là gì? Phân bón có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Các loại phân bón có đặc điểm gì giống và khác nhau?

I. PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

CH1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về phân bón lá và vai trò của phân bón lá đối với cây trồng.

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN

CH1: Kể tên một số loại phân bón hóa học đang được sử dụng ở địa phương em. Hãy cho biết chúng thuộc loại phân bón hóa học nào

CH2: Tìm hiểu về vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

CH3: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về đặc điểm của các loại phân bón hóa học.

CH4: Nêu điểm giống và khác nhau của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

CH5: Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó

CH6:  Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các loại phân bón vi sinh.

LUYỆN TẬP

CH1: Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, nêu ưu và nhược điểm của mỗi loại bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Giải bài 7 Giới thiệu về phân bón

VẬN DỤNG

CH1: Mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình, địa phương em.

PHẦN II. 5 PHÚT GIẢI BÀI

MỞ ĐẦU

CH1: Phân bón là sản phẩm có chắc năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. 

- Vai trò:

+ Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao nâng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất.

+ Có tác dụng cải tạo đất.

- phân bón: phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh. 

I. PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN

CH1: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước rồi phun lên lá để cây hấp thụ. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng:

- Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ và lá. 

- Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá sẽ giúp cây chống chịu được một số điều kiện bất thường của ngoại cảnh 

- Phân bón lá cây hấp thu nhanh nên đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây, giúp cây chóng hồi phục khi bị sâu bệnh, bão lụt hoặc đất thiếu dinh dưỡng.

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN

CH1:

- phân lân: Phôtphat nội địa; phân apatit; supe lân; phân lân kết tủa...

- phân kali: phân kali clorua; kali sunphat; kali - magie sunphat...

CH2: 

Phân đạm: giúp thúc đẩy quá trình phát triển cho cây như phân cành, ra nhiều lá có kích thước to và xanh, lá tăng khả năng quang hợp từ đó góp phần tăng năng suất.

Phân lân:  tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin giúp kích thích sự phát triển rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng vào đất, từ đó giúp cây thêm vững chắc hơn. Góp phần thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, đâm chồi, giúp cây ra hoa kết trái

Phân kali: Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng trong giai đoạn phát triển của cây. Kali hỗ trợ cho cây trong quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa dinh dưỡng để tạo chất lượng và năng suất cho cây.

CH3:

a. Phân đạm amoni

- Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

- Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

b. Phân đạm Nitrat

- Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

- Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

CH4: giống nhau:

  • Đều chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây trồng.

  • Giúp nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch.

  • Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.

iểm khác nhau:

 

Phân vô cơ

Phân hữu cơ

Khái niệm

Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

Là các chất hữu cơ được vùi vào trong đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.

Phân loại

Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân vi lượng

Phân chuồng, nước giải, phân bắc, than bùn, phân xanh, phân rác

Dinh dưỡng

Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. 

Tác động 

dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón hóa học trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất, không có tồn dư phân bón trong nông sản, thân thiện với môi trường.

CH5: sử dụng phân hữu cơ truyền thống

Đây là phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải, bùn…và được ủ theo những phương pháp truyền thống. Đối với nhóm phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới nên sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, tăng hiệu quả sử dụng.

CH6: Phân bón vi sinh được sản xuất bởi đa dạng những chủng vi sinh vật khác nhau. Các thành phần đó có thể là: vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.

LUYỆN TẬP

CH1:

 

Phân bón hóa học

Phân bón hữu cơ

Phân bón vi sinh

Ưu điểm

Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.

Phần lớn đều dễ hòa tan trong nước (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.

Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng tăng độ phì nhiêu và độ tơi xốp cho đất, không có tồn dư phân bón trong nông sản, thân thiện với môi trường.

An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất

Nhược điểm

Bón liên tục nhiều năm dễ làm đất hóa chua, gây hại hệ sinh vật đất, làm tồn dư phân bón hóa học trong nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ đa lượng đến vi lượng. Tuy nhiên, thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.

Thời gian sử dụng ngắn.

Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định.

 

VẬN DỤNG

CH1: Học sinh tự liên hệ


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức, giải Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức trang 41, giải Công nghệ 10 trồng trọt KNTT trang 41

Bình luận

Giải bài tập những môn khác