Video giảng tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Rét ngọt

Video giảng tiếng Việt 5 Chân trời bài 4: Rét ngọt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4: RÉT NGỌT

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Chia sẻ được với bạn về một món ăn mà em nhớ nhất; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Những món quà quê bình dị và tình yêu của bà giúp cho những ngày đông rét mướt trở nên ấm áp. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Tình cảm chan chứa yêu thương của bà đã đem đến cho các cháu một tuổi thơ ngọt ngào, đầy ý nghĩa.

- Luyện tập sử dụng từ đồng nghĩa.

- Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh.

- Tìm được một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao về tình cảm gia đình. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em quan sát hình ảnh sau đây: 

BÀI 4: RÉT NGỌT

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Em hãy kể tên các món bánh đặc sản thể hiện trong các hình ảnh bên trên?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

BÀI 4: RÉT NGỌT

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr25, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng

Em hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

  • Giọng đọc của văn bản Rét ngọt cần được thể hiện như thế nào?
  • Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?

Video trình bày nội dung: 

- Giọng đọc trong sáng, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ về cách làm, đặc điểm của các món ăn, hoạt động, trạng thái của con người,... 

- Bài đọc có thể chia thành hai đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “bỗng dịu lại”.

+ Đoạn 2: Còn lại.

Nội dung 2: Luyện đọc hiểu

Đọc thông tin trong bài, em hãy trả lời câu hỏi sau:

  • Nếp nhung là loại nếp như thế nào?
  • Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?
  • Các bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi ăn món chè lam của bà? 
  • Vì sao nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn? 

 Video trình bày nội dung: 

- Nếp nhung: loại lúa nếp thường được gieo trồng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; cho hạt gạo to, tròn, màu trắng đục

- Những chi tiết cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu: Chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại; bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối; nhào kĩ chè lam, chia ra từng phên bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô.

- Các bạn nhỏ cảm nhận được vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, vị cay của gừng, vị bùi bùi của lạc khi ăn món chè lam của bà. Nhờ vậy, cái rét tháng Chạp bỗng dịu lại.

- Nói “bữa tiệc cánh đồng” trở nên rất thịnh soạn vì ngoài những món ăn của bà, các bạn nhỏ còn được nhận những món quà của người lớn đi làm đồng ngang qua cho – cũng chính là tình cảm mộc mạc của người dân quê với mấy bà cháu.

……..

Nội dung video bài 4: Rét ngọt còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video. 

Xem video các bài khác