Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng việt

Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Thực hành tiếng việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7 - THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Phân biệt được hai cách viết hoa (viết hoa tên riêng và viết hoa tu từ).

- Nhận biết từ láy và phân tích, chỉ ra tác dụng miêu tả, biểu cảm của chúng trong văn bản.

- Nhận biết và chi ra tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh – Ai thắng?

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, hãy tìm các từ láy trong bài thơ Lượm. Đội nào tìm nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1: TÌM VÀ PHÂN BIỆT CÁCH VIẾT HOA TRONG HAI BÀI THƠ

NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói

Bài tập 1

Xếp các từ được viết hoa trong hai bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) và Lượm (Tố Hữu) vào hai nhóm: viết hoa tên riêng và viết hoa tu từ.

Video trình bày nội dung:

a) Viết hoa tên riêng

+ Đêm nay Bác không ngủ: Hồ Chí Minh.

+ Lượm: Hàng Bè, Mang Cá, Hà Nội, Lượm.

b) Viết hoa tu từ (Viết hoa để thể hiện sự kính trọng đặc biệt): Bác, Người Cha.

NỘI DUNG 2: XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH TỪ LÁY

NV1: Bài 2

+ Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

+ Phân tích tác dụng miêu tả, biểu cảm của một từ láy.

+ Hướng dẫn HS cách phân biệt từ ghép và từ láy trong một số trường hợp:

BÀI 7 - THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NV2: Bài 3

Hình dung ra chú bé Lượm qua các từ láy khổ 2 của bài thơ Lượm.

Video trình bày nội dung:

Bài tập 2:

- Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông

- Phân tích tác dụng của một số từ:

+  Bề bộn: Thể hiện sự ngổn ngang, lo lắng không yên cho sức khỏe của Bác.

+ Bồn chồn:diễn tả chân thực tâm trạng không yên lòng, thấp thỏm, lo lắng của anh đội viên về sức khỏe của Bác. Tâm trạng đó cho thấy tình yêu thương sâu sắc của anh đội viên đối với vị lãnh tụ kính yêu của mình.

Bài tập 3:

Các từ láy giúp em hình dung dáng hình của Lượm: nhỏ nhắn, tinh nghịch, hồn nhiên, nhanh nhẹn.

NỘI DUNG 3: XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM HOÁN DỤ

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

+ Xác định hóa dụ trong hai dòng thơ trên: “Áo chàm” là loại trang phục mà đồng bào dân tộc ở vùng Việt Bắc thường mặc. Vì vậy, hình ảnh áo chàm gợi sự liên tưởng tới những người dân bịn rịn, lưu luyến khi tiễn cán bộ về xuôi.

+ Rút ra định nghĩa về phép tu từ hoán dụ . Tác dụng của BPTT hoán dụ trong văn bản.

Video trình bày nội dung:

Hoán dụ

- Khái niệm:Là gọi sự vật, hiện tượng A bằng tên sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa A và B.

- Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

NỘI DUNG 4: TÌM VÀ PHÂN TÍCH HOÁN DỤ

Bài tập 4

- GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận trong 5 phút

Nhiệm vụ:

+ Tổ 1,2: ý a

+ Tổ 3,4: ý b

+ Tổ 5,6: ý c

Nội dung: yêu cầu HS xác định

+ Ý nghĩa của các hoán dụ (các từ ngữ in đậm trong những câu đưa ra)

+ Chỉ ra mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc được biểu thị ở các hoán dụ (bàn tay mẹ, đổ máu, mười năm, trăm năm) trong các bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên), Lượm (Tố Hữu) và trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 

+ Nêu tác dụng của cách diễn đạt bằng hoán dụ.

Video trình bày nội dung:

Bài tập 4:

a. Cụm từ “bàn tay mẹ” chỉ người mẹ. Quan hệ giữa sự vật biểu thị với sự vật được cụm từ này hàm ý là quan hệ bộ phận – toàn thể (bàn tay là bộ phận thuộc chỉnh thể là người mẹ).

b. Cụm từ “đổ máu” chỉ chiến tranh. Quan hệ giữa sự vật và sự vật (đổ máy là dấu hiệu về chiến tranh).

c. Cụm từ “mười năm, trăm năm” chỉ trước mắt và lâu dài. Quan hệ giữa cái cụ thể - trừu tượng.

- Tác dụng: BPTT hoán dụ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm của sự diễn đạt. Các hoán dụ miêu tả về người mẹ qua hình ảnh bàn tay (lao động), về chiến tranh qua hình ảnh đổ máu; đồng thời, thể hiện rõ sự cảm hông đối với lao động vất vả của người mẹ hoặc gián tiếp thể hiện thái độ lên án tối với chiến tranh – nguyên nhân gây ra đổ máu, đau thương. Các hoán dụ về thời gian là sự diễn đạt một cách cụ thể, dễ hiểu về cái trừu tượng (trước mắt, lâu dài) rằng cái cụ thể (mười năm, trăm năm).

NỘI DUNG 5: CHỌN HOÁN DỤ PHÙ HỢP VỚI NGHĨA

Bài tập 4

- GV hướng dẫn HS kẻ bảng trong sách vào vở, lựa chọn các hoán dụ phù hợp với ý nghĩa.

Video trình bày nội dung:

Bài tập 5:

a. Cụm từ “bàn tay mẹ” chỉ người mẹ. Quan hệ giữa sự vật biểu thị với sự vật được cụm từ này hàm ý là quan hệ bộ phận – toàn thể (bàn tay là bộ phận thuộc chỉnh thể là người mẹ).

b. Cụm từ “đổ máu” chỉ chiến tranh. Quan hệ giữa sự vật và sự vật (đổ máy là dấu hiệu về chiến tranh).

c. Cụm từ “mười năm, trăm năm” chỉ trước mắt và lâu dài. Quan hệ  giữa cái cụ thể - trừu tượng.

- Tác dụng: BPTT hoán dụ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm của sự diễn đạt. Các hoán dụ miêu tả về người mẹ qua hình ảnh bàn tay (lao động), về chiến tranh qua hình ảnh đổ máu; đồng thời, thể hiện rõ sự cảm hông đối với lao động vất vả của người mẹ hoặc gián tiếp thể hiện thái độ lên án tối với chiến tranh – nguyên nhân gây ra đổ máu, đau thương. Các hoán dụ về thời gian là sự diễn đạt một cách cụ thể, dễ hiểu về cái trừu tượng (trước mắt, lâu dài) rằng cái cụ thể (mười năm, trăm năm).

NỘI DUNG 6: CHỌN HOÁN DỤ PHÙ HỢP VỚI NGHĨA

Bài tập 4

Xác định nghĩa phù hợp với các hoán dụ là thành ngữ.  Kẻ bảng trong sách vào vở, lựa chọn các hoán dụ phù hợp với ý nghĩa

Video trình bày nội dung:

Bài tập 5:

1-c, 2- e, 3- d, 4 - b, 5 - a.

Nội dung video Bài 7: “Thực hành Tiếng Việt”còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác