Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: À ơi tay mẹ

Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: À ơi tay mẹ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2: À ƠI TAY MẸ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ngày bé, em có từng được nghe bà hoặc mẹ hát ru không? Em có cảm nhận như thế nào về những lời hát ru của bà, của mẹ?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu chung

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Em hãy giới thiệu về tác giả, tác phẩm dựa vào những hiểu biết của em.

Video trình bày nội dung: 

a. Tác giả

 - Tên thật là Nguyễn Đăng Hào.

- Quê quán: xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Chức danh: Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.

- Giải thưởng: Nhận hai giải Thơ lục bát (Giải A - 2003; Giải Ba - 2010) trên báo Văn Nghệ.

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.

Nhiệm vụ 2: Thể loại

Các em ơi, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ 'À ơi tay mẹ'. Để hiểu rõ hơn về bài thơ này, trước hết các em hãy cho cô biết bài thơ này thuộc thể loại nào nhé. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ)?

Video trình bày nội dung: 

Thơ lục bát:  thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát). 

- Gieo vần: gieo vần chân và vần lưng. 

- Nhịp: ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng). 

Nhiệm vụ 3: Đọc, tìm hiểu chú thích

Ai có thể giải nghĩa giúp cô những từ khó: mưa sa

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu bố cục của văn bản

Đố các em biết, có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?

Video trình bày nội dung: 

2 phần

- P1: từ đầu… vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay  mẹ

- P2: Tiếp… một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền

Nội dung 2. Tìm hiểu chi tiết

Nhiệm vụ 1: Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

Các em hãy cùng nhau thảo luận nhóm và chọn ra đại diện để trả lời những câu sau:

  • Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả mà mẹ phải trải qua? Qua đó, em có cảm nhận gì về sức mạnh của đôi bàn tay mẹ?
  • Em nhỏ trong bài thơ đã được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó thể hiện tình cảm mẹ dành cho con như thế nào?
  • Hãy tìm những dòng thơ nói lên vất vả, hi sinh của mẹ cho con?
  • Trong những khổ thơ vừa tìm hiểu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý thơ?

Video trình bày nội dung: 

* Đôi bàn tay trước giông tố cuộc đời

- “mưa sa”, “bão qua mùa màng” gợi lên những gian nan, vất vả mẹ phải trải qua.

- Các động từ “chắn”, “chặn” thể hiện sự mạnh mẽ, sức mạnh phi thường của mẹ để bảo vệ con trước mọi sóng gió, đêm lại cho con hạnh phúc và bình yên.

- Là sức mạnh, bản năng của người làm mẹ.

* Đôi bàn tay dịu dàng, nuôi nấng con nên người

- Cách gọi đứa con : cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt trời bé con.

- thể hiện tình cảm âu yếm, dịu dàng, yêu thương con của người mẹ.

* Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con

- Bàn tay “thức một đời”. “mai sau bể cạn non mòn”, “chắt chiu từ những dãi dầu”

=> hình ảnh đã thể hiện đức hi sinh của mẹ,  là những vất vả, chắt chiu, chịu thương chịu khó, cả một đời vất vả nuôi con khôn lớn.

- Nghệ thuật :

+ Điệp từ, điệp cấu trúc : “bàn tay mẹ”, “à ơi”

+ Ẩn dụ:

Bàn tay mẹ - người mẹ

Cái trăng, mặt trời – người con

=> Nghệ thuật ẩn dụ làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt, biện pháp điệp từ nhấn mạnh được những hi sinh, vất vả của đôi bàn tay mẹ. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương  vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con.

…..

……………………..

Nội dung video Bài 2: À ơi tay mẹ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác