Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Tập làm thơ lục bát
Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Tập làm thơ lục bát. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2: VIẾT: TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Bước đầu biết làm thơ lục bát.
- Nắm được các yêu cầu về thể thơ, nhịp thơ, gieo vần trong thơ lục bát.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Chúng ta đã được tìm hiểu một số văn bản thơ sáng tác theo thể thơ lục bát. Vậy để làm một bài thơ theo thể lục bát, theo em cần chú ý đến những điều gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu chung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vần điệu trong thơ lục bát
Mở sách ra nào, chúng ta cùng khám phá ý a nhé! Ở đây, cô muốn các em sẽ sáng tạo bằng cách chọn những từ ngữ thật đặc biệt để hoàn thành yêu cầu. Các em đã sẵn sàng chưa?
Qua ví dụ vừa rồi, các em có nhận xét gì về cách gieo vần trong bài thơ lục bát không? Hãy thử chia sẻ với cô và các bạn nhé!
!Video trình bày nội dung:
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.
=> Nhận xét: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thanh điệu trong thơ lục bát
Để củng cố kiến thức, chúng ta sẽ theo dõi ý b để nắm được cách sắp xếp thanh điệu trong các dòng thơ lục bát.
Sau đó các em hãy chép lại các dòng thơ vào vở và điền kí hiệu dấu bằng (B) và dấu trắc (T).
Video trình bày nội dung:
Con về thăm mẹ chiều đông
B B B T B B
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
T B B T, T B T B
Mình con thơ thẩn vào ra
B B B T B B
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
B B B T T B B B
(Đinh Nam Khương)
- Việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng và thanh trắc phải theo quy tắc.
+ Thanh bằng: tiếng không dấu và dấu huyền
+ Thanh trắc: tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng.
Nhiệm vụ 3: Mô hình
Em có nhận xét gì về việc sắp xếp thanh điệu trong thơ lục bát.
Video trình bày nội dung:
Tiếng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dòng lục | B | T | BV | |||||
Dòng bát | B | T | BV | BV |
- Trong thơ lục bát, các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải theo luật; các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc.
….
……………………..
Nội dung video Bài 2: Viết còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.