Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Về thăm mẹ

Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Về thăm mẹ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Xem video giảng bài này để hiểu bài tốt hơn. => Xem video

Tóm lược nội dung

BÀI 2: VỀ THĂM MẸ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- HS nắm được nội dung của bài thơ, là những tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ, hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của bài thơ lục bát.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em đã bao giờ sống xa nhà? Khi đi xa, người em nhớ nhất trong nhà là ai?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu chung

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Em hãy giới thiệu về tác giả dựa vào những hiểu biết của em.

Video trình bày nội dung: 

- Quê quán: Thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Giải thưởng:

+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.

+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992

- Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.

+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003.

Nhiệm vụ 2: Tác phẩm

Theo em, bài thơ được trích từ tác phẩm nào? Xác định thể loại bài thơ? 

Video trình bày nội dung: 

- Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.

- Thể loại: thơ lục bát

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu bố cục của văn bản

Theo em, có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?

Video trình bày nội dung: 

2 phần

- P1: Tình cảm của người con với mẹ

- P2: Hình ảnh người mẹ thương con

Nội dung 2. Tìm hiểu chi tiết

Nhiệm vụ 1: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của con

Để kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cô sẽ đưa ra một số câu hỏi nhỏ nhé! Đó là:

  • Hình ảnh đầu tiên mà người con tìm đến là gì? Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
  • Người con đã nhìn thấy những hình ảnh nào? Tìm và liệt kê những hình ảnh, cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ?
  • Chỉ ra các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng?
  • Những hình ảnh ấy gợi lên trong chúng ta đặc điểm gì về người mẹ?

Video trình bày nội dung: 

- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa 

=> bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, cho tình yêu thương của ngôi nhà, thể hiện sự sự tần tảo, đảm đang của người mẹ. đó cũng là những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

- Những sự vật gần gũi, đời thường gắn bó với mẹ : 

+ chum tương đã đậy.

+ áo tơi lủn củn.

+ nón mê ngồi dầm mưa.

+ đàn gà, cái nơm hỏng vành.

- Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn.

 → Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. 

→ Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.

Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ lam lũ, tảo tần

+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...

"Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con. 

=> Thể hiện tình yêu thương của mẹ: Người mẹ tần tảo, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình.

…..

……………………..

Nội dung video Bài 2: Về thăm mẹ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác