Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Đêm nay Bác không ngủ
Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Đêm nay Bác không ngủ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7 - THƠ (THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ)
BÀI 7 - VĂN BẢN 1 - ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được những đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa) của bài thơ có sử dụng yêu tự sự và miêu tả.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ: Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, với biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Cách 1:
Em đã đọc hoặc đã nghe những mẩu chuyện nào về tình cảm sâu nặng của Bác dành cho đồng bào? Hãy chia sẻ (kể lại) với các bạn trong lớp một câu chuyện khiến em xúc động nhất.
Cách 2:
Cả lớp cùng nghe bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la của nhạc sĩ Thuận Yến. Sau khi nghe bài hát,
+ Ngoài bài hát trên, em còn biết những bài hát, bài thơ nào viết về Bác Hồ? Hãy chia sẻ với cả lớp những bài hát và bài thơ mà em biết.
+ Theo em, các bài hát, bài thơ viết về Bác có điểm chung nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG 1: ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
NV1: Tìm hiểu văn bản
Em hãy tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và đọc văn bản.
+ Nêu những thông tin quan trọng về nhà thơ mà em biết qua việc tìm hiểu từ các nguồn tài liệu.
+ Trong phần hoàn cảnh sáng tác bài thơ mà SGK cung cấp, theo em, có thể rút ra những thông tin quan trọng nào?
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả
- Minh Huệ (Nguyễn Đức Thái- 1927)
- Quê quán: Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.
2. Tác phẩm
- Sáng tác: 1951.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe kể về một câu chuyện của thật của Bác khi đi chiến dịch Biên giới 1950.
- Là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG 2: TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
NV1: Đọc và tìm hiểu chú thích
+ Giải thích các từ ngữ, hình ảnh khó: trầm ngâm, mưa lâm thâm, thổn thức, mơ màng.
+ Đọc bài thơ. diễn cảm theo hình thức phân vai. GV hướng dẫn HS phân biệt giữa lời người kể chuyện, anh đội viên và Bác.
+ Bài thơ có những nhân vật nào? Bài thơ kể theo trật tự nào?
NV2: Tìm hiểu bố cục, phương thức biểu đạt bài thơ
+ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
+ Phương thức biểu đạt được sử dng trong bài?
+ Bài thơ có thể phân thành bố cục mấy phần?
NV3: Tìm hiểu tâm tư anh đội viên
+ Tìm các chi tiết liên qua đến hoàn cảnh xuất hiện (thời gian, không gian) của anh đội viên? Nhận xét về hoàn cảnh xuất hiện đó.
+ Trong lần đầu tiên thức dậy, anh đội viên đã thể hiện thái độ,hành động, tâm trạng như thế nào với Bác Hồ? Qua đó thể hiện tình cảm của anh dành cho Bác Hồ như thế nào?
+ Trong lần thứ ba thức dậy, tâm trạng của anh đội viên đã có sự thay đổi thế nào?
+ Trong 6 khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng các yếu tố nghệ thuật nào?
Video trình bày nội dung:
1. Đọc, chú thích
- Các nhân vật: anh đội viên và Bác Hồ
- Kể theo trật tự thời gian.
2. Thể thơ: thơ năm chữ
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
4. Bố cục
+ Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.
+ Phần 2: Còn lại: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.
1. Nhân vật anh đội viên
* Hoàn cảnh:
- Thời gian: trời đã về khuya.
- Không gian: mái lều tranh "xơ xác", trời mưa "lâm thâm".
→ Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.
* Lần thức dậy đầu tiên:
- Thái độ: ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng cho sức khỏe của Bác.
- Hành động: nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác
- Tâm trạng:
+ Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp.
+ Thổn thức, thì thầm xúc động
* Lần thứ ba thức dậy:
+ Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ.
+ Đồng cảm, thấu hiểu "Anh đội viên nhìn Bác/ Bác nhìn ngọn lửa hồng".
+ Niềm vui sướng khi hiểu được tấm lòng, sự vĩ đại của và hạnh phúckhi được thức cùng Bác.
* Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Các từ láy giàu giá trị biểu cảm
- Điệp từ : “càng”, “mời Bác ngủ”
- Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh.
=> Nhận xét:
- Anh đội viên thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ với Bác Hồ.
➩ Tình cảm yêu kính của anh đội viên, cũng như của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam với Bác
NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU HÌNH ẢNH BÁC HỒ
Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của Bác Hồ trong đêm không ngủ
Đặc điểm | Bác Hồ | |
Hình dáng | Lần 1 |
|
Lần 3 |
| |
Cử chỉ |
| |
Tâm trạng |
| |
Lời nói |
|
+ Câu thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại mấy lần bài thơ? Ý nghĩa của sự điệp lại này là gì?
+ Nhận xét về nghệ thuật thể hiện của tác giả qua đoạn thơ?
Video trình bày nội dung:
- Hình dáng: vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng
- Cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ
- Tâm trạng: lo lắng, không ngủ, thương đoàn dân công, mong trời sáng
→ Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.
- Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công
→ Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.
* Nghệ thuật:
- Các từ láy gợi hình.
- So sánh, ẩn dụ.
- Điệp ngữ "Đêm nay" nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ à Bác thức là một lẽ thường tình.
NỘI DUNG 4: TỔNG KẾT BÀI HỌC
+ Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm ?Nội dung, ý nghĩa của văn bản?
+ Hãy chỉ ra một số yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng qua một ví dụ cụ thể?
Video trình bày nội dung:
1. Nội dung
* Nội dung:
- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.
- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
* Ý nghĩa
- thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ.
- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.
- Sử dụng từ láy tạo hình.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
Nội dung video Bài 7: “Văn bản 1 – Đêm nay bác không ngủ”còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.