Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt
Video giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Nhiệt liệt chào đón các em học sinh đến với bài học hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy)
- Phân biệt được từ ghép và từ láy.
- Nhận diện nghĩa của từ ngữ, thành ngữ trong VB và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, chúng ta sẽ đến với nội dung Thực hành Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy
- GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học từ tiểu học, hãy xác định các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu văn sau.
Video trình bày nội dung:
1. Từ đơn
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,...
2.Từ phức (từ ghép, từ láy)
- Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiển lành, hợp tác xà, sạch sẽ, sạch sành sanh,...
- Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ vé nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,...
+ Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,...
Nội dung 2. Tìm và sắp xếp các từ theo cấu tạo, ý nghĩa vào nhóm thích hợp
- GV yêu cầu HS: làm bài tập 2, GV hướng dẫn HS cách để tạo ra từ ghép.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 3, xếp các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất liệu, cách chế biến, tính chất, hình dáng của món ăn.
Video trình bày nội dung:
Bài tập 2/ trang 24
a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau: làng xóm, ngày đêm, tìm kiếm, phải trái, tài giỏi, hiền lành, trốn tráng, giẫm đạp
b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, bờ cõi, non yếu.
Bài 3/Trang 24
a) Chỉ chất liệu để làm món ăn: bánh tẻ, bánh khoai, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm
b) Chỉ cách chế biến món ăn: bánh nướng
c) Chỉ tính chất của món ăn: bánh xốp
d) Chỉ hình dáng của món ăn: bánh tai voi, bánh bèo, bánh khúc
……………………………
Nội dung video Bài 1: Thực hành tiếng việt còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.