Slide bài giảng tin học 10 kết nối bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

Slide điện tử bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6: DỮ LIỆU ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH (2 TIẾT)

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Trong tin học, âm thanh và hình ảnh là hai trong các dạng thông tin quan trọng của đa phương tiện (multimedia) mà con người có thể tiếp nhận qua cá giác quan. Vậy theo em, những thông tin này được lưu trong máy tính như thế nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • BIỂU DIỄN ÂM THANH
  • Số hóa âm thanh
  • Các định dạng lưu trữ âm thanh
  • BIỂU DIỄN HÌNH ẢNH

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. BIỂU DIỄN ÂM THANH

1. Số hóa âm thanh

- Quá trình số hóa âm thanh bằng phương pháp điều chế mã xung được mô tả qua các bước như thế nào?

- Em hãy cho biết chu kì lấy mẫu và thang lấy mẫu phải có đặc điểm gì nếu muốn có chất lượng âm thanh tốt?

Nội dung ghi nhớ:

- Bước 1: Lấy mẫu

- Bước 2: Biểu diễn giá trị mẫu

- Bước 3: Biểu diễn âm thanh

- Chu kì lấy mẫu là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu.

- Tốc độ bit là số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh.

- Muốn chất lượng âm thanh tốt thì cần lấy mẫu đủ dày (nghĩa là chu kì lấy mẫu cần phải nhỏ) và tăng mức độ chi tiết của thang mẫu.

2. Các định dạng lưu trữ âm thanh

Để giảm kích thước tệp âm thanh có những phương pháp nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Có hai cách để giảm kích thước tệp âm thanh:

+ Cách 1: Nén dữ liệu mà không làm giảm chất lượng âm thanh, tạo nên định dạng âm thanh không mất mát (lossless).

+ Cách 2: Bỏ bớt một phần âm thanh, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chấp nhận được.

II. BIỂU DIỄN HÌNH ẢNH

- Em hãy cho biết hệ màu dùng cho máy tính ngày nay là gì? 

- Để biểu diễn ảnh bitmap có những cách nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Hệ màu dùng cho máy tính ngày nay là hệ màu RBG (đỏ - Red, xanh dương - Blue, xanh lá cây - Green).

- Ảnh màu thông thường nhất dùng 24 bit để mô tả màu của một điểm, mỗi màu cơ bản dùng 8 bit mô tả 256 mức cường độ màu khác nhau, tạo thành 224 (hơn 16,7 triệu sắc độ màu khác nhau).

- Ảnh xám có nhiều mức đậm nhạt khác nhau, phổ biến là 256 mức, được mã hóa bởi 8 bit.

Tech12h

=> Số bit cần thiết để mã hóa màu của điểm ảnh gọi là độ sâu màu. Như vậy, ảnh màu thông thường có độ sâu màu là 24, còn ảnh xám phổ biến có độ sâu bit là 8.

Biểu diễn ảnh bitmap

- “.bmp”: là phần mở rộng của ảnh bitmap nguyên gốc.

- “.jpeg”: là ảnh đã được nén có mất mát chất lượng nhưng có tệp dung lượng khá nhỏ, tốn ít thời gian truyền và không gian lưu trữ.

- “.png”: có độ nén tốt, không mất mát chất lượng ảnh, có thể có nền trong suốt để chồng ảnh mà không che ảnh dưới nền

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Ảnh màu thông dụng có độ sâu màu là bao nhiêu bit?

A. 12.

B. 24.

C. 30.

D. 28.

Câu 2: Âm thanh là dữ liệu con người tiếp nhận qua giác quan nào?

A. Khứu giác.

B. Xúc giác..

C. Thị giác.

D. Thính giác

Câu 3: Ảnh xám thông dụng có độ sâu màu là bao nhiêu bit?

A. 4.

B. 8.

C. 32.

D. 64.

Câu 4: Trong máy tính, mỗi điểm ảnh được mã hóa bởi bao nhiêu bit?

A. 24. 

B. 16.

C. 32.

D. 48.

Câu 5: Bước thứ 2 của phương pháp cơ bản số hoá âm thanh ta thực hiện công việc gì?

A. Biểu diễn âm thanh.

B. Lấy mẫu.

C. Biểu diễn giá trị mẫu.

D. Tất cả các công việc trên.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

B

A

C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ảnh bitmap nguyên gốc được lưu vào các tệp có phần mở rộng là gì?

Câu 2: Lấy mẫu là công việc được thức hiện ở bước nào trong phương pháp cơ bản số hoá âm thanh?

Câu 3: Sử dụng phần mềm Paint có sẵn trong Windows mở một hình, sau đó chọn lệnh Save As. Phần mềm sẽ hỏi lưu ảnh dưới định dạng nào trong các định dạng “.png”, “.jpeg”, “.bmp” và “.gif”. Hãy lưu tệp với bốn định dạng trong cùng một thư mục và so sánh độ lớn của các tệp.