Slide bài giảng tin học 10 kết nối bài 5: Dữ liệu lôgic
Slide điện tử bài 5: Dữ liệu lôgic. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: DỮ LIỆU LÔGIC (2 TIẾT)
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Việc thiết kế các mạch điện tử của máy tính có liên quan đến lôgic toán mà người có đóng góp nhiều nhất cho ngành Toán học này là nhà toán học người anh George Boole (1815 – 1864). Ông đã xây dựng nên đại số lôgic, trong đó có các phép toán lien quan đến các yếu tố “đúng”, “sai”.
Vậy phép toán trên các yếu tố “đúng”, “sai” là các phép toán nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- CÁC GIÁ TRỊ CHÂN LÍ VÀ CÁC PHÉP TOÁN LÔGIC.
- Lôgic mệnh đề.
- Các phép toán lôgic cơ bản.
- BIỂU DIỄN DỮ LIỆU LÔGIC.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÁC GIÁ TRỊ CHÂN LÍ VÀ CÁC PHÉP TOÁN LÔGIC
- Dự báo thời tiết cho biết “Ngày mai trời lạnh và có mưa”. Thực tế thì không phải khi nào dự báo thời tiết cũng đúng. Có bốn trường hợp có thể xảy ra như sau Bảng 5.1, trường hợp nào dự báo là đúng? Trường hợp nào dự báo là sai?
Nội dung ghi nhớ:
- Các trường hợp dự báo:
Ngày mai trời lạnh | Ngày mai trời có mưa | Dự báo |
Đúng | Đúng | Đúng |
Đúng | Sai | Sai |
Sai | Đúng | Sai |
Sai | Sai | Sai |
1. Lôgic mệnh đề
- Nêu khái niệm giá trị chân lí và đại lượng lôgic?
Nội dung ghi nhớ:
- Các giá trị “Đúng” hay “Sai” chính là giá trị chân lí (giá trị lôgic) của mệnh đề mà nó thể hiện.
- Đại lượng lôgic là đại lượng chỉ nhận giá trị là giá trị lôgic. Các giá trị lôgic lôgic “Đúng” và “Sai” tương ứng là 1 và 0.
- Ví dụ: “21 > 99” là mệnh đề sai; “10 : 5 = 2” là mệnh đề đúng.
2. Các phép toán lôgic cơ bản
- Đọc thông tin SGK và quan sát bảng 5.2 để giải thích ý nghĩa của các phép toán này trong lôgic mệnh để.
Nội dung ghi nhớ:
- p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng.
- p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng.
- p XOR q chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau.
- NOT q cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng.
II. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU LÔGIC
- Dữ liệu lôgic được biểu diễn như thế nào trong tin học?
Nội dung ghi nhớ:
- Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá trị đúng và bit có giá trị bằng 0 cho giá trị sai.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho mệnh đề “9 là số nguyên tố”, tìm mệnh đề phủ định của mệnh đề trên?
A. “5 là số nguyên tố”.
B. “9 không phải là số tự nhiên”.
C. “9 là không là số nguyên tố”.
D. “0 là số tự nhiên”.
Câu 2: Cho a, b là hai số tự nhiên. Mệnh đề nào sai?
A. Nếu a, b là hai số lẻ thì ab lẻ.
B. Nếu a chẵn và b lẻ thì ab lẻ.
C. Nếu a và b lẻ thì a + b chẵn.
D. Nếu a2 lẻ thì a lẻ.
Câu 3: Mệnh đề có tính chất nào sau đây?
A. Chỉ đúng.
B. Chỉ sai.
C. Đúng hoặc sai.
D. Đúng và sai.
Câu 4: Để biểu diễn dữ liệu lôgic, có ngôn ngữ lập trình dùng 2 kí tự nào sau đây?
A. Đ và S.
B. D và S.
C. T và F.
D. Không sử dụng kí tự nào.
Câu 5: Phép tuyển (phép cộng lôgic) của 2 mệnh đề đúng cho ra kết quả là gì?
A. Sai.
B. Không có giá trị.
C. Đúng.
D. Sai hoặc Đúng.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | C | C | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cho mệnh đề p là “Hùng học giỏi”, q là “Hùng hát hay”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”; “p OR q” và đề xuất một hoàn cảnh thích hợp để phát biểu các mệnh đề đó. Ví dụ: mệnh đề “NOT p” nghĩa là “Hùng không học giỏi”.
Câu 2: Em hãy tìm một vài ví dụ về thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic.