Slide bài giảng tin học 10 kết nối bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if

Slide điện tử bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH IF (2 TIẾT)

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ là?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Biểu thức logic
  • Lệnh If

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Biểu thức logic

- Em hãy cho biết các phép so sánh các giá trị số trong Python?

Nội dung ghi nhớ:

- Hoạt động 1: Đáp án B, C, D.

- Các phép so sánh các giá trị số trong Python:

nhỏ hơn
<=nhỏ hơn hoặc bằng
lớn hơn
>=lớn hơn hoặc bằng
==bằng nhau
!=khác nhau

- Bảng các phép toán lôgic:

Tech12h

- Ví dụ (SGK - tr102): Giải thích:

+ Ta có x = 10, z = 9 do đó x < 11 là đúng, z > 5 đúng. Theo bảng phép toán and ta có b = x < 11 and z > 5 nhận giá trị đúng.

+ Ta lại có: x > 15 sai (vì x = 10) nhưng y < 9 đúng vì (y = 5). Theo bảng phép toán or suy ra c = x > 15 or y < 9 nhận giá trị đúng.

+ Cuối cùng, vì b là đúng nên a = not b sẽ nhận giá trị sai.

* Kết luận:

- Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False. Giá trị các biểu thức lôgic thuộc kiểu bool.

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu lôgic là and (và), or (hoặc) và not (phủ định).

Câu hỏi và bài tập củng cố:

a) True.

b) True.

2. Lệnh If

- Hãy cho biết câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu?

Nội dung ghi nhớ:

- Hoạt động 2:

+ Sau điều kiện lệnh if có kí tự dấu hai chấm ":"

+ Lệnh print() được viết thụt vào.

- Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:

if  <điều kiện>:

     <khối lệnh>

Tech12h

- Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:

if   <điều kiện>:

     <khối lệnh 1>

else:

     <khối lệnh 2>

Tech12h

- Chú ý cú pháp đặc biệt của lệnh if: sau <điều kiện> là dấu ":", sau đó xuống dòng và các lệnh cần viết thụt vào (1 tab hoặc 4 dấu cách).

→ Cách viết này làm cho chương trình Python trở nên rất dễ hiểu và tường minh hơn.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Chương trình yêu cầu nhập số một số nguyên dương và đưa vào biến k. Nếu k <=0 thì sẽ thông báo "Bạn nhập sai rồi!".

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Kết quả của biểu thức round(-1.232154, 4) là

A. -1.2321.

B. -1.2322.

C. -1.23.

D. -1,232.

Câu 2: Biểu diễn nào sau đây là sai trong Python?

A. b*b>a*c, a*(1-a)+(a-b)>=0; 1/x-x<0.

B. (a-b)>c-d, 1//x-y>=2*x,b*b>a*c.

C. (a-b)>c-d, (a-b)<>b-a,12*a>5a.

D. (a-b)**0.5>x,1/x-y>=2*x,15*a>5.

Câu 3: Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ câu lệnh < câu lệnh 2> được thực hiện khi nào?

A. Điều kiện sai.

B. Điều kiện đúng.

C. Điều kiện bằng 0.

D. Điều kiện khác 0.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu?

A. a là số chẵn.

B. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.

C. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.

D. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.

Câu 5: Tìm giá trị m và n thoả mãn (m+4) % 5 == 0 và n*2//3=5

A. m = 1, n = 8.

B. m = 2, n = 9.

C. m = 3, n = 10.

D. m = 0, n = 7.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

A

D

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?

x=2021

print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0)

Câu 2: Kết quả của lệnh print(round(4.5679,2)) là gì?