Slide bài giảng tin học 10 kết nối bài 26: Hàm trong python
Slide điện tử bài 26: Hàm trong python. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 26: HÀM TRONG PYTHON (2 TIẾT)
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại, ta dùng hàm nào?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Một số hàm thiết kế sẵn của Python
- Thiết lập các hàm tự định nghĩa
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python
- Cú pháp câu lệnh gọi hàm là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Hoạt động 1: Đặc điểm chung của các lệnh trong Bảng 26.1:
+ Đều có dấu đóng mở ngoặc đi sau tên lệnh.
+ Bên trong dấu ngoặc là các tham số, có thể là các đại lượng, các biến hoặc biểu thức.
- Cú pháp câu lệnh gọi hàm:
<tên hàm>(<danh sách tham số hàm>)
- Hàm trong Python được phân làm hai loại:
+ Hàm có giá trị trả lại: input(), int(), divmod(),...
+ Hàm không có giá trị trả lại: print().
Câu hỏi và bài tập củng cố:
Hàm | Tham số | Ý nghĩa |
float() | x có thể là số hoặc xâu kí tự. | Chuyển x sang số thập phân. |
str(x) | x có thể là số hoặc xâu kí tự. | Chuyển x sang xâu kí tự. |
len(x) | x là danh sách hoặc xâu kí tự. | Độ dài của đối tượng x |
list(x) | x là xâu kí tự hoặc hàm range(). | Chuyển x sang danh sách. |
2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa
- Trong Python ta thiết lập hàm kiểu gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Hoạt động 2: Cách thiết lập hàm trong Python:
+ Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên địa danh).
+ Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu ":" và viết lùi vào, thẳng hàng.
+ Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return.
- Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:
def <tên hàm>(<tham số>):
<khối lệnh>
return <giá trị>
- Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:
def <tên hàm>(<tham số>):
<khối lệnh>
return
Câu hỏi và bài tập củng cố:
a) Hàm sẽ yêu cầu người dùng nhập một xâu, sau đó trả về xâu đó.
b) Hàm có tham số là n, hàm thực hiện in dãy các số 0, 1, ..., n - 1 trên một dòng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?
def add(a, b)
sum = a + b
return sum
x = int(input("Nhập số thứ nhất:"))
y = int(input("Nhập số thứ hai:"))
tong = add(x, y)
print("Tổng là: " + str(tong))
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Số phát biểu đúng trong số phát biểu sau
1) Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện những công việc khác nhau cho người dùng tuỳ ý sử dụng.
2) Lệnh float() chuyển đối tượng đã cho thành kiểu số thực.
3) Lệnh int trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức.
4) Trong python, người dùng chỉ được sử dụng các hàm có sẵn được xây dựng.
5) Người dùng có thể xây dựng thêm một số hàm mới.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm phải có dấu gì?
A. Dấu ‘:’.
B. Dấu ‘;’.
C. Dấu ‘.’.
D. Dấu ‘,’.
Câu 4: Chương trình sau cho kết quả là bao nhiêu?
def chao(ten):
"""Hàm này dùng để
chào một người được truyền
vào như một tham số"""
print("Xin chào, " + ten + "!")
chao(‘Xuan’)
A. “Xin chào”.
B. “Xin chào, Xuan!”.
C. “Xin chào!”.
D. Câu lệnh bị lỗi.
Câu 5: Đâu là hàm trong Python?
A. str().
B. int().
C. len().
D. Tất cả đều đúng.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | A | B | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Kết quả của chương trình sau là gì?
def my_function(x):
return 3 * x
print(my_function(3))
print(my_function(5))
print(my_function(9))
Câu 2: Chương trình sau ra kết quả bao nhiêu?
def get_sum(num):
tmp = 0
for i in num:
tmp += i
return tmp
result = get_sum(1, 2, 3, 4, 5)
print(result)