Slide bài giảng tin học 10 kết nối bài 28: Phạm vi của biến

Slide điện tử bài 28: Phạm vi của biến. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Tin học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 28: PHẠM VI CỦA BIẾN (3 TIẾT)

KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Giá trị của a, b là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(2, 5)

>>> a, b = 0, 1

>>> def f(a, b):

a = a * b

b = b // 2

return a + b

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Phạm vi của biến khai báo trong hàm
  • Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Phạm vi của biến khai báo trong hàm

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Biến địa phương (biến cục bộ) là gì?

Nội dung ghi nhớ:

- Hoạt động 1: Các biến được khai báo bên trong hàm chỉ được sử dụng bên trong hàm. Chương trình chính không sử dụng được.

- Khái niệm biến địa phương (biến cục bộ): Biến được khai báo bên trong hàm sẽ không có tác dụng bên ngoài hàm. Các biến nhớ loại này được gọi là biến địa phương, hay biến cục bộ.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1. Trong cả hai trường hợp a), b), giá trị các biến a, b không thay đổi sau khi thực hiện lệnh, tức là a = 1, b = 2.

2. Có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo bên ngoài hàm.

2. Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm

- Em hãy cho biết biến tổng thể là gì? 

Nội dung ghi nhớ:

- Hoạt động 2:

Biến khai báo ngoài hàm không có tác dụng bên trong hàm.

- Muốn biến khai báo bên ngoài hàm có tác dụng bên trong hàm thì bên trong hàm cần khai báo lại biến đó với từ khóa global.

→ Khi đó biến nhớ bên ngoài đó trở thành biến tổng thể.

- Biến tổng thể là biến có thể dùng bên ngoài và bên trong hàm đang xét.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Kết quả in ra số 16.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Hãy sửa lỗi cho chương trình sau?

def f():

n = n + 1

return n

n = 15

a = f()

print(a)

A. Đưa n vào hàm số khi khai báo hàm f().

B. Khai báo biến n là global trong hàm f().

C. Sử dụng cách sửa A hoặc B đều đúng.

D. Cách sửa A và B không đúng.

Câu 2: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá nào?

A. global.

B. def.

C. Không thể thực hiện

D. all.

Câu 3: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

def kq(name):

s = "Tôi tên là: "

s = s+ name

return s

print(kq("Xuân"))

A. "Tôi tên là: ".

B. "Xuân".

C. "Tôi tên là: Xuân".

D. Chương trình bị lỗi

Câu 4: Kiểu tham số khả biến gồm các kiểu nào?

A. Số nguyên, số thực, chuỗi và bộ (tuble).

B. Danh sách (list), tập hợp (set), từ điển (dict).

C. Số nguyên, tập hợp (set), từ điển (dict).

D. Số thực, danh sách (list).

Câu 5: Kết quả nào được in ra khi thực hiện các câu lệnh sau:

>>>def f(x, y):

a = x + y

print(a + n)

>>>n = 5

>>>f(2, 3)

A. 5.

B. 10.

C. 2.

D. Chương trình bị lỗi.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

A

C

B

B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Giá trị của x, y là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(1, 3)

>>> x, y = 3, 4

>>> def f(x, y):

x = x + y

y = y + 2

return x

Câu 2: Cho chương trình sau:

def add(x,y):

print(x+y)

x=15

add(x ,10)

add(x,x)

y=20

add(x,y)

Chương trình trên cho kết quả gì?