Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa)

Slide điện tử bài 8: Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội (Trần Đăng Khoa). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN. CÙNG NHÀ VĂN TÔ HOÀI NGẮM PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI

CHUẨN BỊ

Câu 1: Đọc trước văn bản Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội, tìm hiểu thêm những thông tin khác về Thủ đô Hà Nội đề trao đổi với bạn trong lớp.

Trả lời rút gọn:

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, nổi tiếng với kiến trúc trăm tuổi và nền văn hóa đa dạng. Trung tâm thành phố là Khu phố cổ nhộn nhịp, nơi các con phố hẹp được mang tên "hàng". Có rất nhiều ngôi đền nhỏ, bao gồm Bạch Mã, tôn vinh một con ngựa huyền thoại, cùng với chợ Đồng Xuân, bán hàng gia dụng và thức ăn đường phố. 

Câu 2: Tìm hiểu thông tin về người được phỏng vấn (nhà văn Tô Hoài) và người phỏng vấn (nhà thơ Trần Đăng Khoa).

Trả lời rút gọn:

Nhà văn Tô Hoài: (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. 

Câu 3: Chú ý thời điểm phỏng vấn ghi ở cuối văn bản.

Trả lời rút gọn:

- Năm 2003, thời điểm phỏng vấn cách đây 21 năm.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Tô Hoài rất thông hiểu Hà Nội?

Trả lời rút gọn:

Chi tiết: Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế. Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được.

Câu 2: Chú ý nội dung của các câu hỏi.

Trả lời rút gọn:

Các câu hỏi nhằm khai thác thông tin về Hà Nội xưa.

Câu 3: Địa giới Hà Nội xưa có đặc điểm gì?

Trả lời rút gọn:

+ Đi hết Trường Chu Văn An là đất Hà Đông.

+ Làng Yên Phụ thuộc đất Hà Đông.

+ Hà Nội được chia làm bốn khu: khu phố cổ, khu phố cũ, khu phố mới, khu dưới bãi.

Câu 4: Tên phố cổ Hà Nội có gì lạ?

Trả lời rút gọn:

Tên phố cổ là tên các quán hàng như cái chợ, có nhiều tên phố lạ.

Câu 5:Theo Tô Hoài, người Hà Nội có tính cách như thế nào?

Trả lời rút gọn:

Tính cách: hào hoa phong nhã

Câu 6: Ông Trần Văn Lai đã làm được hai việc cơ bản nào?

Trả lời rút gọn:

+ Đập hết các tượng đài của Pháp, chỉ để lại hai tượng bán thân là tượng Y-éc-xanh và tượng Pa-xtơ.

+ Thay lại các tên phố.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Hãy xác định mục đích và cách thực hiện bài phỏng vấn này. (Gợi ý: Phỏng vấn để miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật hay cung cấp thông tin về một lĩnh vực cụ thể? Phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp?).

Trả lời rút gọn:

- Mục đích: cung cấp những thông tin về Hà Nội.

- Cách thực hiện: phỏng vấn trực tiếp nhà văn Tô Hoài.

Câu 2. Phân tích nội dung và ý nghĩa của bài phỏng vấn (Nội dung phỏng vấn về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào?).

Trả lời rút gọn:

- Nội dung phỏng vấn: tên các phố, khu vực địa chính, các mặt hàng nổi tiếng, tính cách người Hà Nội, Hà Nội qua dòng chảy của thời gian.

- Ý nghĩa: cung cấp những thông tin thú vị về Hà Nội dưới góc nhìn của nhà văn Tô Hoài, giúp độc giả hiểu hơn về thủ đô Hà Nội 

Câu 3:Hãy chỉ ra đặc điểm của một bài phỏng vấn thể hiện qua văn bản này. Em thích câu hỏi và câu trả lời nào nhất? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

 Đặc điểm:

+ Thể hiện tính dân chủ

+ Trực tiếp, khách quan, chân thực

+ Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn

+ Thông tin trong bài viết hoàn toàn do ngược được phỏng vấn chịu trách nhiệm

- Em thích câu hỏi: Nếu cần nói thật ngắn gọn về tính cách người Hà Nội thì ông sẽ nói thế nào? Và câu trả lời em thích: Muốn hiểu tính cách người Hà Nội, ta phải tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội. Bởi vì người Hà Nội gốc rất ít, chủ yếu là người từ các tỉnh đổ về Hà Nội nên để có một tính cách đặc trưng là rất khó. Với câu trả lời của nhà văn Tô Hoài em cảm thấy ông rất khéo léo và khách quan khi nhận định về tính cách của người Hà Nội.

Câu 4: Qua bài phỏng vấn, em có được những thông tin gì mới mẻ về Thủ đô Hà Nội?

Trả lời rút gọn:

Hiểu thêm được về ý nghĩa của tên các con phố ở Hà Nội, các khu vực hành chính, địa giới của Hà Nội.

Câu 5: Bài phỏng vấn mang lại cho em những cảm nghĩ gì?

Trả lời rút gọn:

Bài phỏng vấn đã cho em hiểu hơn về thủ đô Hà Nội, cho thấy nhà văn Tô Hoài là người rất am hiểu Hà Nội. Đồng thời cũng thấy được cái tài đặt câu hỏi phỏng vấn của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Câu 6: Trước một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, với vai trò là một phóng viên, nếu phải nêu lên ba câu hỏi quan trọng thì em sẽ nêu những câu nào?

Trả lời rút gọn:

+ Tại sao di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh ngày được biết đến nhiều hơn?

+ Giá trị của di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh đối với xã hội là gì?

+ Chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển di tích lịch sử/danh lam thắng cảnh trên?