Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Slide điện tử bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4. TRUYỆN NGẮN
CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Bài làm rút gọn:
Lời của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp.
Câu 2: Thái độ của bé Thu có gì khác với lúc đầu gặp ông Sáu?
Bài làm rút gọn:
Lúc đầu gặp ông Sáu: Bé Thu tỏ ra lạ lẫm, xa cách với người đàn ông lạ mặt tự nhận là cha mình.
Sau khi nhận ra cha: Bé Thu hối hận về những hành động của mình, bé không còn bướng bỉnh như trước nữa mà ngược lại “vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu”. Bé Bám chặt lấy ba và khóc nức nở khi nhận ra cha.
Câu 3: Vì sao bé Thu lúc đầu không nhận ông Sáu là cha mình?
Bài làm rút gọn:
Vì bé Thu thấy trong ảnh ông Sáu không có vết thẹo dài như ngoài đời.
Câu 4: Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?
Bài làm rút gọn:
Chi tiết thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”: “tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.
Câu 5: Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?
Bài làm rút gọn:
Để thực hiện lời hứa với con gái bé bỏng, ông Sáu đã làm chiếc lược ngà. Trên sống lược, ông khắc dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba" để thể hiện tình cảm của mình dành cho con gái. Ông tin rằng chiếc lược ngà sẽ là món quà ý nghĩa và là kỷ vật để bé Thu luôn nhớ về cha.
Câu 6: Chuyện không may gì đã xảy ra?
Bài làm rút gọn:
Cái chết của ông Sáu, dù đã hy sinh nhưng tình yêu thương của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn luôn sống mãi điều đó được thể hiện qua chiếc lược ngà.
Câu 7: Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?
Bài làm rút gọn:
Đoạn tóm tắt cho biết bé Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm, ông Ba cũng có thể thay cha của Thu trao lại kỷ vật cuối cùng trước khi ông hy sinh.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Tóm tắt câu chuyện trong văn bản. Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết nào trong văn bản?
Bài làm rút gọn:
Truyện kể về gia đình anh Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái anh, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu không chịu nhận anh là cha do vết sẹo trên mặt anh Sáu khiến anh không giống với bức hình mà bé Thu đã giữ từ lâu. Nhờ bé Thu tâm sự với ngoại điều ấy mà mọi việc mới vỡ lẽ ra. Buổi sáng chia tay bé Thu ôm chặt anh Sáu không muốn rời. Anh Sáu hứa sẽ trở về và tặng con một chiếc lược. Trên chiến khu anh dành hết tình yêu con vào việc làm chiếc lược ngà. Thật không may, trong một trận càn ác liệt của địch, anh Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, anh kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ trao lại cho con bé.
Câu chuyện còn tiếp tục khi mười mấy năm sau, trong một chuyến đi công tác, người đồng đội của anh Sáu năm xưa bất ngờ gặp được bé Thu. Ông đã trao lại cây lược và kể về anh Sáu cho bé Thu nghe khiến bé Thu vô cùng xúc động. Tình cha con được gắn kết trong niềm hạnh phúc lẫn đau thương vô tận.
Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết lời hứa giữa ông Sáu và bé Thu khi ông Sáu phải ra chiến trường, đồng thời cũng xuất hiện trong lúc ông Sáu trao cây lược cho ông Ba.
Câu 2: Người kể câu chuyện là ai? Nêu tác dụng của ngôi kể này. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các các nhân nhân vật chính trong văn bản.
Bài làm rút gọn:
- Ngôi kể thứ 1, người kể chuyện chính là ông Ba. Khiến câu chuyện trở nên khách quan, tăng tính chân thực và thể hiện cảm xúc.
Câu 3: Phân tích sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.
Bài làm rút gọn:
Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:
- Cô chỉ biết mặt ba qua 1 tấm ảnh ba chụp chung với má.
+ Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu, thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.
+ Những ngày sau đó bé Thu vẫn lạnh nhạt. Cô bé không chịu gọi ông là cha, cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, cô bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
- Nhận xét: tác dụng của việc miêu tả thái độ, hành động khác thường của bé Thu.
+ Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
+ Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo. Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết dành cho cha mình.
Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba :
- Bé Thu đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
+ Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.
+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo.
- Nhận xét:
+ Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé đã bộc lộ sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba.
+ Miêu tả sự biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết của cô bé. Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.
Câu 4: Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại...) của tác giả qua văn bản Chiếc lược ngà.
Bài làm rút gọn:
Truyện thể hiện cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Chúng ta thấy được tài năng xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật khắc họa miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật khéo léo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hòa bình lập lại, anh Sáu được nghỉ phép về thăm nhà, thăm con sau tám năm ròng xa cách. Nhưng thật trớ trêu thay, bé Thú đã không chịu nhận anh Sáu là cha vì trên khuôn mặt anh có vết thẹo (khác với tấm hình chụp với mẹ nó). Và đến lúc Thu hiểu ra và biểu lộ tình cảm với cha thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Tình huống thứ hai: Anh Sáu trở lại chiến khu và dồn hết tất cả tình thương, nỗi nhớ con bằng cách làm một chiếc lược ngà để tặng cho con. Nhưng anh chưa kịp trao món quà ấy cho con thì anh đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh đã nhờ đồng đội trao tận tay chiếc lược đó cho con gái. Với cách tạo tình huống truyện như thế, nhà văn đã đầy câu chuyện lên sự kịch tính, chất chứa yếu tố bất ngờ và xúc động.
Cũng qua tình huống truyện ấy, người đọc còn nhận ra tài năng khắc họa, miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật sắc sảo của nhà văn Nguyễn Quang Sáng qua nhân vật ông Sáu và nhân vật bé Thu. Từ đó, những nét tâm lí giằng xé, đấu tranh nội tâm của hai cha con cứ diễn ra, biểu lộ tình cha con sâu nặng, cao cả và rất đỗi thiêng liêng, cao quí. Tuy nhiên, thái độ bướng bỉnh, ương ngạnh đó của bé thu hoàn toàn không đáng trách. Bởi đơn giản là vì bé thấy người cha của hiện tại trước mắt khác với tấm hình chụp chung với má của bé quá. Vả lại Thu còn quá bé bỏng để có thể thấu hiểu được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của chiến tranh và người lớn cũng chưa kịp giả thích cho bé hiểu nên bé không tin là người có vết sẹo trên mặt kia là ba của mình.
Như vậy, qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy "Chiếc lược ngà" có một cốt truyện khá chặt chẽ ngoài việc xây dựng thành công hai nhân vật chính bé Thu và ông Sáu, tác giả còn thành công trong việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện: xưng "tôi", ngôi thứ nhất, là ông Ba – người bạn thân thiết của ông Sáu trong chiến tranh. Ông không chỉ dừng lại ở việc chứng kiến câu chuyện, rồi kể lại theo điểm nhìn của mình mà cao hơn, ông Ba còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật như một người trong cuộc khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy, tăng theeo sự chân thực cho những tình tiết được kể.
Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Tình cha con thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt, được thể hiện qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Ý nghĩa của chủ đề này đối với cuộc sống hôm nay: Tình cảm gia đình là một trong những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Chúng ta cần trân trọng và vun đắp cho tình cảm gia đình.
Câu 6: Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là gì? Vì sao.
Bài làm rút gọn:
Ấn tượng của em về nhân vật ông Sáu chính là tình yêu thương con vô bờ bến của ông. Tình yêu thương con của ông Sáu thể hiện qua từng hành động, cử chỉ và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược ngà cho con gái. Kiếm được ngà voi, mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi anh “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Anh thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt.
Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăng trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha – người cha thứ hai của cô bé Thu.
Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện vè hai cha con anh sẽ còn sống mãi. Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu.