Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Slide điện tử bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 5. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC ( NGUYỄN CẢNH TOÀN)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN                 

Câu 1: Luận điểm nêu ở phần 2 được triển khai như thế nào?

Bài làm rút gọn:

Luận điểm học là phải thông hiểu được triển khai với các lí lẽ:

- Giải thích học - hiểu.

- Giá trị của học - hiểu.

- Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành.

- Mối quan hệ giữa học và hiểu.

- Mục đích của học để hiểu.

Câu 2: Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?

Bài làm rút gọn:

Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích tạo sự tin cậy, tăng tính xác thực của người đọc đối với bài viết.

Câu 3: Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào?

Bài làm rút gọn:

Tác giả đã sử dụng những cặp câu ghép để khẳng định, nhấn mạnh sự quan trọng của việc học tập.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần 1. Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?

Bài làm rút gọn:

Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.

- Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI.

Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm của văn bản và nhận xét về cách tác giả triển khai mỗi luận điểm đó. Có thể trình bày bằng bảng hoặc sơ đồ, ví dụ:

BÀI 5. NGHỊ LUẬN XÃ HỘIMỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC ( NGUYỄN CẢNH TOÀN)ĐỌC HIỂU VĂN BẢN                 Câu 1: Luận điểm nêu ở phần 2 được triển khai như thế nào?Bài làm rút gọn:Luận điểm học là phải thông hiểu được triển khai với các lí lẽ:- Giải thích học - hiểu.- Giá trị của học - hiểu.- Học - hiểu để đi sâu vào chuyên ngành.- Mối quan hệ giữa học và hiểu.- Mục đích của học để hiểu.Câu 2: Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?Bài làm rút gọn:Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích tạo sự tin cậy, tăng tính xác thực của người đọc đối với bài viết.Câu 3: Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào?Bài làm rút gọn:Tác giả đã sử dụng những cặp câu ghép để khẳng định, nhấn mạnh sự quan trọng của việc học tập.TRẢ LỜI CÂU HỎI Bài làm rút gọn:

Luận điểm

 

Lí lẽ

Nhận xét

Học để hiểu.

Là đi sâu nắm bắt bản chất; khai thác, phân tích; tư duy.

 

- Là cách học khoa học, tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học.

 

- Mối quan hệ giữa học và hiểu.

  • Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng và được liên kết chặt chẽ với nhau.

 

  • Các lí lẽ và dẫn chứng được trình bày theo kết cấu khá giống nhau ở mỗi luận điểm tạo sự logic, nhất quán.

 

  • Bằng chứng đưa ra thuyết phục, xác đáng, tạo được niềm tin cho người đọc.

 

Học để làm.

  • Học để ứng dụng, học để triển khai, học để làm.

  • Cần có năng lực xử lí tình huống mới.

 

 

Học để hợp tác, cùng chung sống.

  • Cần hiểu bản thân và người khác.

 

Học để làm người.

- Khám phá ra bản thân, vượt qua chính mình.

- Kết quả: tạo ra con người tự chủ, sáng tạo…

 

Câu 3: Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?

Bài làm rút gọn:

Tác giả sắp xếp các luận điểm theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp, từ căn bản, gốc rễ đến khó hơn. Không nên thay đổi thứ tự đó vì phải bắt đầu tuần tự từ bước cơ bản nhất mới tạo ra một con người có đầy đủ các năng lực đáp ứng xu thế thời đại.

Câu 4: Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Bài làm rút gọn:

Tác giả muốn khẳng định việc học vô cùng quan trọng, thế nhưng học phải có mục đích, phải hướng tới những giá trị cốt lõi.

Điều đó rất đúng trong xã hội ngày nay khi con người có xu thế toàn cầu hóa.

Câu 5: Theo em, sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ một trong những yếu tố đó.

Bài làm rút gọn:

Yếu tố:

- Hệ thống luận điểm chặt chẽ, mạch lạc.

- Các lí lẽ và dẫn chứng đưa ra thuyết phục.

- Tính thời sự, cập nhật xu thế chung của thế giới.

Chứng minh: Trong phần “Học để làm”, tác giả đã dẫn ra những phát biểu của các nhà tư tưởng lớn như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng tính thuyết phục, tin cậy cho luận điểm của mình.

Câu 6: Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?

Bài làm rút gọn:

Hiện nay nhiều học sinh đang dần mất hứng thú với việc học. Các em thường tiếp thu bài giảng một cách thụ động, không có phương pháp học cụ thể dễ gây chán nản, từ đó sa sút việc học. Nên tìm kiếm một phương pháp học tập hiệu quả đến từ chính giáo viên và học sinh.