Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Slide điện tử bài 2: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 2. THƠ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM

      CẢNH NGÀY XUÂN ( NGUYỄN DU)       

ĐỌC HIỂU

Câu 1:  Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua các hình ảnh nào?

Bài làm rút gọn:

Không khí ngày hội vui tươi náo nửc, được diễn tả qua những câu thơ ngắn : “gần xa”, “nô nức”, “dập dìu” làm nổi bật màu sắc tươi vui của lễ hội. Trước mắt ta như hiện lên một bức tranh náo nhiệt: người người, tài tử giai nhân dập dìu, sánh vai nhau đi chơi xuân. “Gần xa” là khắc hoạ không gian ; “nô nức” là diễn tả tâm trạng của người dự hội; “như nước”, “như nêm” cho thấy không khí ngày hội.

Sự nhộn nhịp của hội được tô điểm bởi phần lễ, những nét văn hoá xưa qua tục lệ đốt vàng mã. Nhưng ở đây, lễ không phải là trọng tâm của cảnh. Vì vậy,nhữna “thoi vàng”, “tiền giấy” dường như chi là nghi thức góp phần làm cho không khí ngày xuân thêm phần trang trọng, tôn nghiêm.

Bầu trời cao rộng, trong xanh, cỏ cây xanh non mơn mởn, điểm xuyết những bông hoa lê trắng tinh khôi. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên thanh tao, tinh tế. Bức tranh lễ hội mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả qua các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. 

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1:   Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Nêu bố cục.

Bài làm rút gọn:

Đoạn trích "Cảnh ngày xuân” thể hiện tâm trạng của hai chị em Kiều khi đi du xuân cũng như thiên nhiên và cảnh lễ hội mùa xuân tuyệt đẹp trong tiết thanh minh. Bố cục:

Mở đầu (4 câu đầu): Giới thiệu cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

Thân bài (8 câu tiếp): Miêu tả cảnh lễ hội Thanh minh náo nhiệt, đông vui.

Kết thúc (6 câu cuối): Tả cảnh chị em Kiều trở về sau khi du xuân.

Câu 2: Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh mùa xuân được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?

Bài làm rút gọn:

Qua bốn dòng thơ đầu Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống bằng những hình ảnh thơ mộng, giàu sức gợi cảm. Hình ảnh "con én đưa thoi" gợi ra nhịp sống hối hả, tấp nập của mùa xuân. "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" cho ta biết thời điểm đẹp nhất của mùa xuân đã đến. Bầu trời cao rộng, trong xanh được thể hiện qua hình ảnh "cỏ non xanh tận chân trời". Điểm xuyết trên nền cỏ xanh là những bông hoa lê trắng tinh khôi, tạo nên bức tranh thanh tao, tinh tế. Tiếng chim én hót líu lo, tiếng cười nói của người đi chơi hội tạo nên một bầu không khí náo nhiệt, vui tươi.

Câu 3: Lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả qua những hình ảnh nào trong tám dòng thơ tiếp theo?

Bài làm rút gọn:

- Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:

+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội.

+ Các danh từ sự vật: “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội.

+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội.

- Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc.

⇒ Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình...⇒ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động.

Câu 4: Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.

Bài làm rút gọn:

Ngay từ 2 câu thơ đầu tiên, Nguyễn Du đã gợi ra không gian và thời gian trôi qua của mùa xuân. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” quen thuộc vào những ngày xuân, câu thơ vừa thể hiện vẻ đẹp của không gian, vừa gợi lên sự chảy trôi rất nhanh của thời gian. Cũng giống như cánh chim vụt bay, thời gian có những bước đi nhanh, vội, chả mấy chốc mà mùa xuân tươi đẹp này sẽ qua đi. Qua hai câu thơ đầu của đoạn trích, người đọc đã hình dung được một bức tranh thiên nhiên của một ngày xuân tươi đẹp, ấm áp, đồng thời cảm nhận được bao tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật trữ tình.

Trong hai câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh “cỏ non” quen thuộc và gần gũi gợi ra trước mặt người đọc một không gian mênh mông. Trong đó, làm nền cho bức tranh chính là thảm cỏ non tươi xanh mơn mởn, trải dài đến tận chân trời, tạo ra hai mảng màu xanh: một là của trời, một của đất. Sử dụng hình ảnh thơ “cành lê trắng điểm”, tác giả đã thể hiện khả năng tài tình của mình trong việc vận dụng nghệ thuật bút pháp chấm phá: Trên nền màu xanh non của cỏ cây, xanh trong của trời đất là những bông hoa lê trắng, tạo ra sự tinh khôi, nổi bật vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt của vạn vật trong mùa xuân. 

Bằng bút pháp chấm phá tài tình, qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích, ta thấy vẻ đẹp mùa xuân hiện lên không hề mang tính ước lệ mà mang vẻ đẹp rất thực, rất đẹp đẽ. Từ đó, giúp người đọc có thể cảm nhận một bức họa thiên nhiên hoàn hảo, đầy sức sống đang ở ngay trước mắt. Đồng thời, cảm nhận được cảm giác tươi vui, phấn chấn xen lẫn chút bâng khuâng, tiếc nuối trong lòng nhân vật trữ tình.

Sáu dòng thơ cuối: Cảnh sắc thiên nhiên trên đường chị em Kiều trở về sau chuyến du xuân đầy nô nức và náo nhiệt là thể nhưng không ai có thể ngừng được bước đi của thời gian, trong không gian chiều xuân yên bình, thanh khiết, hai chị em Kiều dắt tay nhau trở về. Trái với bước đi vội vàng cùng sự trôi chảy nhanh của thời gian ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này sự chuyển động của thời gian đã trở nên chậm rãi và nhẹ nhàng. Sử dụng từ láy “tà tà” đã thành công trong việc gợi tả rõ nét hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn trong nền trời xế chiều. Cho thấy cảnh những ánh nắng cuối ngày đang tắt dần, không gian từ sáng chuyển dần sang tờ mờ tối. Sự tĩnh lặng và thanh tĩnh của cảnh vật cũng là hình ảnh phản chiếu cho tâm trạng bâng khuâng tiếc nuối trong lòng nhân vật trữ tình, cụ thể là hai chị em Kiều.

Sáu câu thơ cuối thể hiện mối quan hệ hai chiều qua lại giữa cảnh và tình. Khi hội tan, con người rơi vào trạng thái bâng khuâng, xao xuyến và nhìn cảnh vật bằng trong màu sắc u buồn và ảm đạm. Trong 6 câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân, tác giả đã vận dụng khéo léo, xen kẽ bút pháp nghệ thuật độc đáo trong thơ ca trung đại. Nổi bật nhất là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, giúp tạo nên mối tương giao, thống nhất giữa cảnh và tình. Với phép nghệ thuật này, ta thấy cảnh vật vừa như có linh hồn của con người, vừa phảng phất nét u buồn và một vẻ đẹp rất đỗi tao nhã và thanh khiết..

Câu 5: Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lễ hội ngày xuân của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn từ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát....).

Bài làm rút gọn:

Nguyễn Du đã sử dụng ngôn từ một cách tài tình để miêu tả thiên nhiên và lễ hội ngày xuân. Ngôn ngữ của ông giàu sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho người đọc hình dung ra một cách sống động khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ... để tăng sức gợi tả, gợi cảm cho câu thơ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng một cách thành công, giúp cho cảnh vật thiên nhiên như hòa quyện với tâm trạng con người. Thể thơ lục bát được sử dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển, giúp cho câu thơ du dương, mượt mà, dễ đi vào lòng người. Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân và lễ hội Thanh minh vô cùng sinh động, rực rỡ và đầy sức sống. Bức tranh ấy không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn đẹp bởi tâm hồn con người.

Câu 6: Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Bài làm rút gọn:

Hình ảnh:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi cho ta nhiều cách hiểu khác nhau. “Con én đưa thoi” có thể hiểu là những cánh én chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Bên cạnh đó, "con én đưa thoi” còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ "Ngày xuân con én đưa thoi" không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian. Cách hiểu này dường như rất lô gích với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đưa ra những con số rất cụ thể. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã trôi đi quá nửa (đã ngoài sáu mươi). Câu thơ ẩn chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân vốn đến và đi theo quy luật của tự nhiên bao giờ vẫn thế nhưng ở đây nhà thơ đã nhìn dưới cái nhìn tâm lí mang màu sắc chủ quan nên mùa xuân cũng trở nên sống động. Ta bắt gặp sự gần gũi trong cách cảm nhận thời gian của đại thi hào Nguyễn Du với ‘‘hoàng tử thơ ca" Xuân Diệu sau này. Nhà thơ Xuân Diệu của thời thơ mới trước mùa xuân tươi đẹp cùng đã có những dự cảm về sự tàn phai, nuối tiếc:

 “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Sự tương đồng trong cách cảm nhận bước đi mùa xuân giữa hai nhà thơ cách nhau mấy thế kỉ thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của những hồn thơ kiệt xuất. Chỉ có những người biết yêu, biết quý trọng thời gian mới có thể cảm nhận được sự chảy trôi, vận động tế vi đến như vậy.